Danh ca Phương Dung đã bất ngờ chia sẻ câu chuyện cảm động về nhạc sĩ Trúc Phương trong thời gian ông khốn khổ. Khi đó danh ca Phương Dung chưa kịp tìm được địa chỉ nhà của nhạc Trúc Phương để trao số tiền thì ông đã vĩnh biệt cõi đời trong cô đơn, đói lạnh. Đó là nỗi niềm và quá khứ đè nặng trong tim cô mãi đến tận bây giờ.

Danh ca Phương Dung tiết lộ bức thư cuối cùng của nhạc sĩ Trúc Phương gửi cho mình

Tiểu Vũ | 21/11/2017, 06:39

Danh ca Phương Dung đã bất ngờ chia sẻ câu chuyện cảm động về nhạc sĩ Trúc Phương trong thời gian ông khốn khổ. Khi đó danh ca Phương Dung chưa kịp tìm được địa chỉ nhà của nhạc Trúc Phương để trao số tiền thì ông đã vĩnh biệt cõi đời trong cô đơn, đói lạnh. Đó là nỗi niềm và quá khứ đè nặng trong tim cô mãi đến tận bây giờ.

Người kể chuyện tình là một chương trình truyền nhằm tôn vinh những nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam trong quá khứ. Tập đầu tiên sẽ là phần dành để nói về nhạc sĩ Trúc Phương thông qua những tình khúc bất hủ của ông như Mưa nửa đêm, Hai lối mộng, Ai cho tôi tình yêu, Những lời này cho em, Thói đời, Buồn trong kỷ niệm… Các ca khúc đã sẽ tái hiện lại một cuộc đời của người nhạc sĩ tài hoa nhưng có số phận vô cùng bi đát.

Bối cảnh trong chương trình "Người kể chuyện tình"

Được mời tham gia chương trình với vai trò giám khảo, hai nữ danh ca Giao Linh và Phương Dung đã có những chia sẻ rất cảm động về cố nhạc sĩ Trúc Phương.

Danh ca Phương Dung trong chia sẻ câu chuyện về lá thư cuối cùng của NS sĩ Trúc Phương gửi cho mình

Danh ca Phương Dung chia sẻ rằng cô đã có cơ may gặp gỡ nhạc sĩ Trúc Phương thời còn mới tập tễnh đi hát. Thời điểm đó Phương Dung có đến nhà nhạc sĩ Trúc Phương, thỉnh thoảng Phương Dung ở lại ăn cơm và ngủ đêm lại tại nhà riêng của vợ chồng Trúc Phương.

Những bài hát ông viết, ông luôn dặn dò người hát phải luôn cẩn trọng, bởi vì có nhiều luyến láy, đặt tâm hồn vào trong tác phẩm. Cô xúc động đọc lại những dòng chữ mà nhạc Trúc Phương viết riêng cho cô nhằm cảm ơn lại tình cảm mà nữ danh ca dành cho ông. Ông viết có đoạn “Chưa có ai nói gửi cho anh 2.000 đô như Phương Dung đã viết, anh mong ước em sẽ trở về quê hương để gặp những khuôn mặt thân thương” . Và đây cũng chính là những dòng chữ cuối cùng nhạc sĩ Trúc Phương viết cho Phương Dung, không lâu sau đó ông đã qua đời trong cô đơn, đói lạnh tại một căn phòng trọ ở Q.11,TP.HCM.

Trong thời điểm đó, danh ca Phương Dung chưa kịp tìm được địa chỉ nhà của nhạc Trúc Phương để trao số tiền thì nghe tin nhạc sĩ Trúc Phương đã ra đi mãi mãi... “Đó là nỗi niềm và quá khứ đè nặng trong tim tôi mãi đến tận bây giờ” – danh ca Phương Dung bùi ngùi nói.

Danh ca Giao Linh trong chương trình Người kể chuyện tình

Nói về nhạc của Trúc Phương,danh ca Giao Linh cho biết: “Nhạc sĩ Trúc Phương là người viết nên những lời nhạc rất hay, lạ, đa tình. Những bài hát của ông được “đóng đinh” với tiếng hát khàn đục, mộng mị của danh ca Thanh Thúy. Dư âm của những ca khúc còn lan rộng đến ngày nay. Vì mặc cảm đó nên trong suốt thời gian dài, Giao Linh chưa từng dám hát bài hát của Trúc Phương” .

Clip danh ca Phương Dung và Giao Linh tâm sự về nhạc sĩ Trúc Phương:

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sinh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ông lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên tự học nhạc, bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương. Bài hát Chiều làng quê được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông, một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là Tình thắm duyên quê.

Cố nhạc sĩ Trúc Phương - Ảnh: Wikipedia

Hầu hết các bài hát của Trúc Phương mang âm hưởng miền Nam với sức thu hút mãnh liệt trong suốt hơn bốn chục năm qua và mãi đến ngày hôm nay. Tài năng của ông nổi trội đạt đến đỉnh cao nhưng đời sống lại trải qua nhiều bất hạnh, đau thương tận những giờ phút cuối cùng.

Không tiền bạc và không một ai thân quen ởSài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định, dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà. Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc, càng sáng tác hăng hơn nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với nghịch cảnh chia lìa.

Trúc Phương sáng tác nổi tiếng nhất là Nửa đêm ngoài phố với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là Buồn trong kỷ niệm với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như: “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế”. Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.

Nghe bài hát "Nửa đêm ngoài phố' của cố nhạc sĩ Trúc Phương qua tiếng hát Phương Dung:

Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt, khó lầm lẫn với nhạc sĩ khác khi mang tính trầm buồn, ưu tư, buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. Khoảng năm 1970, ông nên duyên vợ chồng với một cô gái xinh đẹp, rung cảm trước tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người nhạc sĩ và sức sáng tạo nghệ thuật của ông dồi dào với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi vì sau một thời gian chung sống, những tình cảm ban đầu trở nên phai lạt dần theo năm tháng và hai người đã lặng lẽ chia tay nhau.

Nhạc sĩ Trúc Phương đau khổ trong cô đơn, vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái. Thói đời được sáng tác với những câu như: “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên trắng đêm thui thủi một mình, soi bóng mình bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngời lên tròng mắt” gây xúc động cho hàng triệu con tim khán giả. Với riêng bản thân Trúc Phương thì Thói đời lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1996).

Sau chuyện tình cảm tan vỡ, với nỗi bơ vơ cùng cực và hai bàn tay trắng, lại mang bệnh suyễn trong người, ông trôi dạt về Trà Vinh một thời gian và lang bạt lên Sài Gòn. Tại Sài Gòn, ông làm thuê đủ nghề để kiếm sống và lang thang khắp nơi. Ông từng trải lòng: “Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no. Một năm như vậy, tôi ngủ ở Xa cảng hết 9 tháng”. Ngày 21.9.1996, ông từ giã cõi đời trong một căn phòng trọ ở quận 11.

Trong chương trình Người kể chuyện tình,danh ca Phương Dung cùng giám khảo khách mời Giao Linh có những chia sẻ về những kỷ niệm với người nhạc sĩ tài danh.

Đêm thi đầu tiên của Người kể chuyện tình với những bài hát của nhạc sĩ Trúc Phương sẽ được thể hiện qua 6 giọng hát thí sinh Nam Cường, Phú Quí, Thu Trang, Triệu Long, Thúy Huyền, Hà Thúy Anh. Chương trình phát sóng vào lúc 21 giờ thứ năm ngày 23.11.2017 trên kênh THVL1.Người kể chuyện tìnhdo Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long phối hợp cùng Jet Studio thực hiện.

Tiểu Vân - Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Danh ca Phương Dung tiết lộ bức thư cuối cùng của nhạc sĩ Trúc Phương gửi cho mình