Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho rằng chính sách thuế này không dễ dàng gì thu được và thu công bằng còn khó hơn. Có thể sẽ dẫn đến những trường hợp xung đột, cưỡng chế, cưỡng ép, kiện cáo…

Đánh thuế nhà 700 triệu: Không phải cứ nhìn thấy nhà là thu được thuế

Trí Lâm | 17/04/2018, 14:45

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho rằng chính sách thuế này không dễ dàng gì thu được và thu công bằng còn khó hơn. Có thể sẽ dẫn đến những trường hợp xung đột, cưỡng chế, cưỡng ép, kiện cáo…

Sáng 17.4, tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đánh thuế nhà trên 700 triệu: Thiếu khả thi và nhiều bất cập” do báo Dân Việt tổ chức, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho rằng dự án thuế tài sản kém hiệu quả nhất về mặt kinh tế, vì vô hình chung không khuyến khích con người lao động, tiết kiệm, chắt chiu để có được thành quả.

“Nhà ở là một loại tài sản sau cùng của quá trình tích lũy tài sản của con người, như vậy vô hình chung thuế đánh vào thành tựu lao động trọn đời của người ta”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, chuyện thuế tài sản đặt ra trong một giả thuyết của Bộ Tài chính, đó là nếu người ta có một căn hộ mà vì lý do nào đó mà không đóng thuế được, từ đó xảy ra nợ thuế. Khi nào chuyển nhượng tài sản thì đóng thuế. Điều này cho thấy tính khả thi của luật yếu và luật phải tính được làm thế nào để người dân phải nộp thuế.Nếu không rõ ràng, thuế tài sản sẽ dẫn đến một điều sẽ tạo ra cái xung đột giữa người đang được hưởng thụ tài sản với chính quyền.

“Thực sự điều này khiến cho thuế tài sản không được hấp dẫn, đánh vào thành tựu lao động của con người ta, cảm giác bị đe dọa bởi chính quyền. Điều này chỉ ảnh hưởng những người tầng lớp trung lưu, đây là hạn chế rất lớn của thuế tài sản. Điều này khác với thuế tiêu thụ, thời điểm đó có tiền thì trả để mua, không thì thôi”, ông Minh nói và cho rằng không nên chỉ nhìn vào thông lệ mà phải biết lựa chọn thông lệ nào tốt hơn.

Do đó, nói về tính khả thi của chính sách thuế này, ông Minh cho rằng chính sách thuế này không dễ dàng gì thu được và thu công bằng còn khó hơn. Có thể sẽ dẫn đến những trường hợp xung đột, cưỡng chế, cưỡng ép, kiện cáo…

“Tôi nghĩ không dễ dàng cho việc nhìn thấy căn nhà là thu thuế được. Có nhiều cái phải suy nghĩ thấu đáo về tính hiệu quả của nó. So với khoản thu ngân sách như vậy, hay chăng nên cân nhắc khoản thu khác dễ, hợp lý hơn. Nếu bắt buộc phải đánh thuế, chỉ nên trao về cho chính quyền địa phương, quy mô sẽ nhỏ, hợp lý hơn”, ông Minh nói.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lại bày tỏ, thuế tài sản gần như một thông lệ trên thế giới, gắn với bản chất của nhà nước.Đáng ra, phải bàn xem việc này, tăng thuế như vậy có hợp lý hay không chứ không nên chỉ tập trung vào thuế với nhà, vì nếu áp dụng luật thuế tài sản với đất, thì thuế suất sẽ tăng lên gấp 10 lần, từ 0,03% lên 0,3 hoặc 0,4%.

“Tôi cho rằng nhà nên và cần là một đối tượng để đánh thuế nhưng không nên đánh thuế là nhà giá trị thấp, sẽ dồn gánh nặng lên vai họ. Nhà giá trị thấp thu không đáng bao nhiêu, giống thu thuế đất phi nông nghiệp. Nó vi phạm một nguyên tắc của thuế là tính hiệu quả và tính đơn giản trong thu thuế”, ông Ánh nói.

Chuyên gia này cũng băn khoăn về cơ sở của ngưỡng đánh thuế là 700 triệu của Bộ Tài chính, trong khi phần suất đầu tư để đánh thuế lại ở Bộ Xây dựng. Trách nhiệm của Bộ là phải đưa ra căn cứ để xác định mức thu thuế tài sản và cơ sở thu thuế tài sản.

“Thông lệ chỉ là cái để chúng ta tham khảo. Không phải lần đầu tiên, nhiều lần ban hành chính sách, đưa ra dự thảo, Bộ Tài chính lại đưa ra luận điểm đó là thông lệ thế giới đang thực hiện.Quan trọng là từ thông lệ, nó giúp gì cho chúng ta trong việc thực hiện chính sách. Mỗi thông lệ nó có một lịch sử, mang quan điểm của một dân tộc. Nên đó chỉ là cái để tham khảo, chứ không hoàn toàn thuyết phục”, ông Ánh nói.

Theo vị này, chính sách thuế có 3 chức năng cơ bản:Thứ nhất, tạo ra nguồn thu ngân sách.Thứ hai, điều tiết thu nhập, phân phối lại thu nhập. Thứ ba, điều chỉnh hành vi tiêu dùng trong nền kinh tế từ cấp vi mô tới vĩ mô.

Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho hay, hiện nay Việt Nam đã có nhiều loại thuế trong lĩnh vực xây dựng. Khi hình thành ra một tài sản ngôi nhà, bản thân nó đã có phải gánh nhiều loại thuế. Thực tế đó đã tạo ra một giá trị, cao hơn so với các nước và ngang bằng nước phát triển.

“Việc đánh thuế này có thể đánh vào các loại thuế khác, tránh tình trạng có thể chồng thuế, gây hệ lụy xấu cho các hoạt động xã hội khác.Trong khi đó, chính sách nhà nước đang tạo ra chính sách tạo điều kiện cho mọi người mua nhà, nhưng việc đánh thuế như đề xuất đang khiến cho khả năng người thu nhập thấp mua nhà khó hơn”, ông Đính nói.

Theo số lượng của Hiệp hội BĐS Việt Nam thống kê, lượng cầu lớn nhưng nguồn cung còn hạn chế, chưa đáp ứng được lượng cầu tổng thể cho người dân.Trong khi đó, giá nhà 700 triệu đồng được Bộ Tài chính đưa ra đang có mâu thuẫn, Chính phủ có chính sách giá, nếu một nhà thương mại có giá 1.050 triệu đồng thì được ưu đãi, hỗ trợ vay vốn cho người mua và cả người phát triển. Nhưng, giờ lại đánh thuế với mức giá 700 triệu đồng thì cần phải xem xét có phù hợp không.

“Thực tế, thông tin đánh thuế này đang trực tiếp gây tâm lý không tốt cho người tiêu dùng. Đặc biệt, tại phân khúc căn hộ chung cư, khi mà tâm lý người dân đang bị giao động sau những vụ cháy, thị trường đang bất lợi. Nếu có chính sách không tốt sẽ tác động không tốt tới thị trường”, ông Ánh nêu.

Diệu Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đánh thuế nhà 700 triệu: Không phải cứ nhìn thấy nhà là thu được thuế