Khai thác, sử dụng nền tảng xét xử trực tuyến, nền tảng họp trực tuyến tòa án để nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử… nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử.
Khoa học - công nghệ

Đẩy mạnh khai thác, sử dụng nền tảng xét xử trực tuyến

Nhã Thanh 04/02/2024 09:39

Khai thác, sử dụng nền tảng xét xử trực tuyến, nền tảng họp trực tuyến tòa án để nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử… nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử.

TAND tối cao vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử. Theo đó, thời gian qua, TAND tối cao đã đưa vào sử dụng nhiều hệ thống CNTT tiên tiến, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của tòa án…, đóng góp vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Tuy nhiên, TAND tối cao nhận thấy tình hình thực hiện thời gian qua còn nhiều bất cập, như hạ tầng kỹ thuật của TAND còn thiếu thốn, lạc hậu, tình trạng “cát cứ thông tin”, “co cụm dữ liệu” tại một số đơn vị, tòa án còn tồn tại, dịch vụ tư pháp công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ xử lý hồ sơ trực tuyến thấp…

Để khắc phục những hạn chế nêu trên và đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, lãnh đạo TAND tối cao đề cập tới việc phát triển nguồn nhân lực CNTT để Tòa án điện tử thực thi trong thực tiễn phải đồng bộ cả nhân lực quản lý, vận hành và ứng dụng CNTT.

toaandientu.jpg
TAND tối cao đã đưa vào sử dụng nhiều hệ thống CNTT tiên tiến - Ảnh: Internet

Đầu tư phát triển toàn diện hạ tầng kỹ thuật số, nền tảng số và bảo đảm an toàn thông tin cho các tòa án. Tiếp tục nâng cấp Trung tâm dữ liệu tòa án theo hướng hiện đại, linh hoạt, có tính dự phòng, bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ quy định…

Thực thi và nâng cao năng lực quản trị tòa án trên nền tảng số. Cụ thể, chuyển sang sử dụng hoàn toàn các sổ điện tử được tích hợp sẵn trên các phần mềm nội bộ của tòa án, thay thế cho sổ theo dõi truyền thống trên giấy.

Phấn đấu 100% các văn bản (trừ văn bản mật) được quản lý, xử lý, ký số và phát hành thống nhất trên nền tảng số tòa án thông qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành TAND.

100% các thẩm phán, công chức có chức danh tư pháp của tòa án sử dụng nghiêm túc phần mềm Trợ lý ảo tòa án trong công tác chuyên môn. Đẩy mạnh khai thác, sử dụng nền tảng xét xử trực tuyến, nền tảng họp trực tuyến tòa án để nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử và công tác chỉ đạo, điều hành, đào tạo, tập huấn…

Trả lời phỏng vấn trước đó về việc xét xử trực tuyến trong thời gian qua, Chánh án TAND huyện Thanh Oai (TP.Hà Nội) cho biết xét xử trực tuyến là một hình thức cụ thể hóa khái niệm “chuyển đổi số” trong hoạt động của hệ thống tòa án.

TAND huyện Thanh Oai đã tăng cường tổ chức các phiên tòa xét xử trực tuyến đối với những vụ án đơn giản, nhằm tạo cơ hội cho các thẩm phán và các cán bộ tòa án có thể từng bước tiếp cận, ứng dụng CNTT vào trong hoạt động xét xử.

Để có thể đảm bảo cho việc xét xử trực tuyến được hiệu quả, theo vị Chánh án, đường truyền cùng đội ngũ nhân sự CNTT là yếu tố then chốt. Việc đảm bảo phiên tòa xét xử trực tuyến được diễn ra tốt đẹp nhất cần phải có đội ngũ CNTT am hiểu rõ về lĩnh vực này, như vậy mới phát huy được hết hiệu quả và đảm bảo chất lượng của phiên tòa.

Bài liên quan
Xét xử trực tuyến giúp nâng cao trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ tòa án
Các thẩm phán đều có chung quan điểm khi cho rằng việc xét xử trực tuyến nhằm nâng cao trình độ ứng dụng CNTT của các cán bộ tòa án.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đẩy mạnh khai thác, sử dụng nền tảng xét xử trực tuyến