Đề nghị lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế

24/10/2013, 17:41

Sáng nay (24.10), tiếp tục kỳ họp thứ 6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2013, định hướng phát triển kinh tế – xã hội năm 2014 và tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp dân doanh.
Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong điều hành kinh tế-xã hội tuy nhiên, nhiều đại biểu quốc hội cũng nêu băn khoăn về một số nội dung.
Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, khi đánh giá về những thành tựu, kết quả đạt được thì cần có cái nhìn toàn diện hơn. Ví dụ, năm nay ước tính kiều hối tăng mạnh nhất, nhưng liệu các cơ quan liên quan có tính đến dòng tiền chảy từ trong nước ra nước ngoài qua con đường du học, du lịch, chữa bệnh… trong thời điểm hiện nay có nghiêm trọng không?
Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, để tránh tình trạng đánh giá chung chung không tìm được điểm nào mạnh, điểm nào yếu thì tới đây, trong nghị quyết của Quốc hội phải có chỉ tiêu cụ thể cho từng năm. Ví dụ, trong lĩnh vực đất đai, phải đặt mục tiêu cụ thể trong năm 2014 thu hồi bao nhiêu dự án bỏ hoang.
Nhận định về những khó khăn của kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay còn nặng nề hơn cuộc đại khủng hoảng trước. Nhưng bên cạnh đó, diễn biến kinh tế thế giới cũng mang lại nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam. Biểu hiện là thời gian qua thu hút vốn FDI vẫn ổn định và có lúc còn tăng, kiều hối ngày càng nhiều lên, năm 2013 dự kiến đạt trên 11 tỉ USD.
“Kinh tế thế giới khủng hoảng thì tổng cầu suy giảm nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng 15-16%/năm, đó là những biểu hiện rất đáng mừng” - ông Ngân nói.
Cũng theo ông Ngân, nhìn lại năm 2013, chúng ta đã đạt được một số thành công như bảo đảm được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai là tỉ giá trong 2 năm 2012-2013 rất ổn định, giữ được niềm tin vào đồng nội tệ; dự trữ ngoại hối cũng tăng lên, đến nay đã bảo đảm trên 12 tuần nhập khẩu. Giai đoạn 2006-2010 nhập siêu lớn nhưng từ năm 2011 đã bắt đầu giảm, năm 2013 dự kiến nhập siêu không quá 1 tỷ USD, cán cân thương mại được cải thiện rõ nét.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ một số lo lắng. Thứ nhất là ngân sách khó khăn, bội chi tăng cao, nợ công đã tới mức phải cảnh báo (năm 2013 nợ công lên mức 2,074 triệu tỉ đồng). Số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động vẫn lớn, đi kèm là tình trạng lao động mất việc làm. Việc giải quyết nợ xấu chưa triệt để, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, hiệu quả đầu tư công chưa cải thiện rõ nét.
Từ thực tế này, ông Ngân đề nghị bên cạnh việc tập trung tái cơ cấu 3 lĩnh vực đã xác định (đầu tư công, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước), cần quan tâm hơn tới tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp dân doanh. Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 sẽ phải huy động 1,5 triệu tỉ đồng, trong đó doanh nghiệp dân doanh là 500.000 tỉ đồng.
Với khối doanh nghiệp dân doanh, điều quan trọng nhất hiện nay là phải tạo được niềm tin. Vì thế, Chính phủ cần có cam kết ổn định lạm phát, lãi suất trong thời gian dài thì doanh nghiệp mới dám vay vốn sản xuất kinh koanh trong trung hạn.
Ngoài ra, theo đại biểu Võ Thị Dung, trong tình hình hiện nay vẫn phải tập trung cho nông nghiệp. Bên cạnh xây dựng nông thôn mới cần có chuyên đề cho tái cơ cấu nông nghiệp.
Nhiều đại biểu góp ý cần củng cố niềm tin, tạo điều kiện huy động nguồn lực tài chính trong dân tham gia vào thị trường tài chính, phát triển kinh tế.
Theo VOV
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề nghị lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế