Tuần qua chứng kiến nhiều diễn biến đáng ngại làm leo thang cuộc chiến Ukraine. Tất cả xoay quanh 3 loại tên lửa tiên tiến.
Quốc tế

Điểm qua 3 loại tên lửa làm leo thang cuộc chiến Ukraine

Cẩm Bình 19:34 23/11/2024

Tuần qua chứng kiến nhiều diễn biến đáng ngại làm leo thang cuộc chiến Ukraine. Tất cả xoay quanh 3 loại tên lửa tiên tiến.

Vào đầu tuần, Mỹ quyết định dỡ bỏ hạn chế về vũ khí tầm xa với Ukraine. Ngay sau đó Ukraine lần lượt dùng tên lửa ATACMS do Mỹ viện trợ và tên lửa Storm Shadow do Anh viện trợ tấn công mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Nga đáp trả bằng đợt không kích phóng thử tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik. Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó tuyên bố sẽ còn có nhiều lần “thử nghiệm trong chiến đấu” như vậy nữa.

ATACMS

Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) có tầm bắn tối đa lên đến 300km. Đây là vũ khí đất đối đất phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin, vốn dùng để tiêu diệt mục tiêu giá trị cao của Liên Xô nằm sâu sau chiến tuyến vào những năm 1980.

2024-11-23-185753.png

ATACMS mang được bom chùm (tiêu diệt binh sĩ hoặc lực lượng bọc thép hạng nhẹ) lẫn đầu đạn (phá hủy công trình lớn). Mỗi quả tên lửa trị giá khoảng 1,5 triệu USD. Mỹ thường chỉ cung cấp cho đồng minh phiên bản mang đầu đạn, vì phiên bản mang bom chùm có sức công phá lớn.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden bắt đầu viện trợ ATACMS tầm trung cho Ukraine vào tháng 9 năm ngoái. Tên lửa mà Mỹ cung cấp là biến thể M39 Block I tầm bắn 165km, tương thích hệ thống pháo HIMARS.

Ban đầu Lầu Năm Góc từ chối viện trợ ATACMS tầm xa do lo ngại Ukraine dùng chúng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga khiến cuộc chiến leo thang cũng như lo ngại kho vũ khí Mỹ cạn kiệt. Nhưng họ đổi ý sau khi có thông tin Nga dùng tên lửa đạn đạo do Triều Tiên cung cấp bất chấp Mỹ nhiều lần cảnh báo không nên làm vậy. Chiến dịch tấn công hạ tầng quan trọng của Ukraine mà Nga triển khai cũng thúc đẩy Mỹ quyết định viện trợ.

Storm Shadow

Tên lửa này dài 5,1m và nặng 1.300kg, tầm bắn 250 - 400km. Tải trọng của Storm Shadow là 400kg, có thời hạn sử dụng 12 năm nếu cất giữ trong hộp kín.

Được dẫn đường bởi hệ thống quán tính, tín hiệu GPS kết hợp hệ thống tham chiếu địa hình, tên lửa trang bị đầu dò hồng ngoại cùng khả năng nhận dạng mục tiêu tự động, đảm bảo nhắm mục tiêu chính xác ngay cả trong điều kiện khó khăn.

2024-11-21-083450.png

Pháp sở hữu một phiên bản Storm Shadow tên SCALP EG, tính năng khá tương đồng, chỉ khác phần mềm cùng giao diện.

Oreshnik

Một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh, Oreshnik được xác định nhanh gấp 10 lần vận tốc âm thanh. Giới chuyên gia an ninh xác định vũ khí mới này có thể mang nhiều đầu đạn, tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc - tính năng vốn chỉ trang bị cho tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo Ukraine, quả Oreshnik mà Nga phóng đi ngày 21.11 vừa qua đạt vận tốc tối đa hơn 13.000km/giờ và mất khoảng 15 phút tiếp cận mục tiêu.

2024-11-23-081907.png

Tầm bắn của tên lửa tầm trung khoảng 3.000 - 5.500km, nếu phóng từ Nga đủ sức vươn đến bất cứ đâu trên lãnh thổ châu Âu cũng như khu vực phía tây nước Mỹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
một giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm qua 3 loại tên lửa làm leo thang cuộc chiến Ukraine