Ngày 17.7, tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết các kỳ thi tiếp theo vẫn giữ ổn định như hiện nay cho đến năm 2020.

Điểm thi Lịch sử và Ngoại ngữ thấp: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì?

Hải Yến | 17/07/2019, 16:53

Ngày 17.7, tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết các kỳ thi tiếp theo vẫn giữ ổn định như hiện nay cho đến năm 2020.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu: “Cả nước vừa kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, đây là kỳ thi quan trọng, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, trường đại học, toàn xã hội tổ chức kỳ thi thành công. Thủ tướng cũng đã ghi nhận, biểu dương. Công tác tuyển sinh năm 2018 được làm tốt, năm nay hy vọng làm tốt hơn. Hội nghị này nhằm thống nhất nâng cao nhận thức và cùng nhau thực hiện thành công công tác tuyển sinh năm 2019”. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cảm ơn sự vào cuộc của toàn xã hội, trách nhiệm, tâm huyết của các trường đại học, các thầy cô tham gia coi thi, chấm thi, góp phần quan trọng vào thành công của kỳ thi.

Lý giải trước câu hỏi về vấn đề điểm thi Lịch sử và Ngoại ngữ của các thí sinh cả nước khá thấp, Bộ trưởng cho biết: "Như vậy, kỳ thi không chỉ để xét tốt nghiệp, làm cơ sở tuyển sinh mà quan trọng hơn là giúp ngành giáo dục phân tích, điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, có giải pháp nâng cao chất lượng ở bậc phổ thông, nhất là những môn học có kết quả thấp trong kỳ thi THPT quốc gia như Lịch sử, tiếng Anh. Không phải năm nay mới có kết quả thấp so với các môn khác mà các năm đã tồn tại. Với chất lượng như vậy chưa yên lòng mà phải tiếp tục đổi mới".

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Đề cập công tác tuyển sinh và xét tuyển vào ĐH, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng ngành giáo dụccần cải thiện ngay từ khâu xét tuyển, mặc dù chất lượng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là quá trình đào tạo, đảm bảo chất lượng từ chuẩn đầu ra. "Chúng ta cần thống nhất nâng cao nhận thức vì một nền giáo dục ĐH có chất lượng, không sợ bị chê yếu, nếu yếu thật thì cần nhìn thẳng để cải tiến. Nhu cầu học ĐH của thị trường hơn 96 triệu dân lớn. Thị trường lao động cần rất nhiều nhân lực chất lượng, chất lượng cao, đó là yếu tố thuận lợi của ĐH. Chính vì vậy, không có lý do gì khi chất lượng học sinh phổ thông và năng lực đào tạo tốt, giảng viên tâm huyết, nhu cầu lớn mà lại không có được nguồn nhân lực chất lượng”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, giáo dục ĐH tới đây phải minh bạch điều kiện đảm bảo chất lượng, chú trọng kiểm định chất lượng, bao gồm kiểm định chương trình dào tạo, kiểm định trường, để trường nào chất lượng kém sau một thời gian không cải thiện được phải đóng cửa. Tránh trường hợp có những góc khuất, những điểm tối, tạo ra nghi ngờ trong xã hội, nghi ngờ đối với những người sử dụng lao động về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, chất lượng tới đâu công bố tới đó.

Về chế tài xử lý cơ sở giáo dục đại học nếu vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh, đại diện ngành giáo dục cũng cho biết: Trường đó sẽ bị trừ chỉ tiêu năm sau, xử phạt hành chính và không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh 5 năm tiếp theo. Cùng với đó, Hiệu trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và những người liên quan bị xử lý kỷ luật theo quy định.

“Chất lượng giáo dục ĐH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là quá trình đào tạo, chúng ta cần tiếp cận đảm bảo chất lượng từ chuẩn đầu ra, đánh giá theo khung trình độ quốc gia, chuẩn chất lượng chứ không phải chỉ chú trọng đầu vào.. Vấn đề không chỉ chọn được những học sinh tốt để đủ đầu vào mà trường ĐH còn phải nêu cao trách nhiệm với người học, cam kết với họ để khi ra trường có kết quả tốt”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng trao đổi đổi tại hội nghị, GS-TS Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GĐ-ĐT cho rằng, Bộ GD-ĐT đã công bố phương thức tuyển sinh sẽ ổn định trong 3 năm, tức là đến năm 2020. “Nhưng đến năm 2021 thì như thế nào, có áp dụng phương thức thi và tuyển sinh như hiện nay hay sẽ thay đổi? Thay đổi phương án tuyển sinh là không hề đơn giản, từ bây giờ đã phải chuẩn bị và phải sớm công bố cho xã hội, người học và các trường ĐH được biết từ cấu trúc đề thi, cách thức tổ chức… để có sự chuẩn bị, tránh sự bị động cho người học và các trường", GS Bùi Văn Ga cho hay.

Bài và ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Sáng 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm thi Lịch sử và Ngoại ngữ thấp: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì?