Nhà đầu tư cá nhân cần lưu ý việc mua trái phiếu doanh nghiệp khác với gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, vì khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu thì nhà đầu tư đối mặt với rủi ro mất tiền.

Doanh nghiệp tăng phát hành trái phiếu lãi ‘khủng’, nhà đầu tư cần cẩn trọng

18/05/2020, 20:29

Nhà đầu tư cá nhân cần lưu ý việc mua trái phiếu doanh nghiệp khác với gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, vì khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu thì nhà đầu tư đối mặt với rủi ro mất tiền.

Trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh trong tháng 4 - Ảnh: Internet

Doanh nghiệp tăng phát hành trái phiếu để hút vốn

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lượng phát hành mới của trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 4 đạt 30.121 tỉ đồng, trong khi cả quý 1/2020 chỉ ở mức 35.550 tỉ đồng.

Sau lượng phát hành rất thấp trong quý 1, ngân hàng đã quay trở lại phát hành tương đối lớn lượng trái phiếu trong tháng 4. Cụ thể, các ngân hàng đã huy động hơn 14.400 tỉ đồng với kỳ hạn bình quân 4,4 năm. Con số này tăng mạnh so với mức 940 tỉ đồng phát hành trong cả quý 1.

Tính chung lượng phát hành mới trái phiếu, ngân hàng chiếm 47,83%, tăng vọt so với tỷ trọng 2,3% trong quý 1. Xếp tiếp theo sau là lĩnh vực bất động sản với tổng giá trị phát hành gần 9.650 tỉ đồng, chiếm 32,04%.

Điển hình trong số này là Ngân hàng BIDV với 9 đợt phát hành, huy động hơn 5.900 tỉ đồng, tiếp theo là VIB 2 đợt phát hành, huy động 2.000 tỉ đồng, hay HDBank là 1.700 tỉ đồng; VPBank là 1.200 tỉ đồng; SHB và MaritimeBank đều huy động 1.000 tỉ đồng.

Đáng chú ý, tính từ đầu năm, bất động sản vẫn là nhóm có tổng lượng phát hành nhiều nhất đạt 29.213 tỉ đồng (tương đương hơn 44%). Nhóm ngân hàng do 3 tháng đầu năm phát hành khối lượng tương đối thấp nên tổng lượng phát hành chỉ khoảng 15.390 tỉ đồng (khoảng 23,47%).

“Trong bối cảnh huy động vốn từ kênh ngân hàng của doanh nghiệp vẫn còn tương đối khó khăn khi gói hỗ trợ tín dụng vẫn còn chưa đến được với nhiều doanh nghiệp thì kênh trái phiếu được dự báo vẫn tiếp tục sôi động trong thời gian tới. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giảm lãi suất điều hành và giảm trần lãi suất huy động. Do đó, kênh trái phiếu doanh nghiệp cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn tương đối khi mức lãi suất ở mức cao hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có cơ hội hạ lãi suất trái phiếu doanh nghiệp nhằm giảm chi phí vốn trong thời gian tới”, BVSC thông tin.

Nhà đầu tư cá nhân cần cẩn trọng

Bộ Tài chính cho biết trong 4 tháng đầu năm 2020, nhóm doanh nghiệp bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu huy động vốn và trở thành nhóm huy động lớn nhất trên thị trường, chiếm khoảng 49% tổng khối lượng phát hành. Lãi suất bình quân huy động của nhóm doanh nghiệp bất động sản cao hơn mức lãi suất bình quân chung của cả thị trường khoảng 1,5%/năm.

Không những vậy, dư nợ phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản ở mức cao. Một số doanh nghiệp ở mức rất cao, gấp từ 30 - 47 lần vốn tự có.

Đặc biệt, dù nhóm nhà đầu tư có tổ chức vẫn là nhóm đầu tư chính trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhưng có sự gia tăng mạnh của nhóm nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể, trong tổng số 58.000 tỉ đồng vốn trái phiếu mà các doanh nghiệp huy động thành công trên thị trường sơ cấp thì nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ mua tới 26,8%, tăng mạnh so với con số trong cả năm 2019 là 8,8%.

Trước tình hình này, để hạn chế rủi ro, Bộ Tài Chính khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân cần cân nhắc kỹ và thận trọng khi mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.

Bộ Tài chính lưu ý nhà đầu tư cần phân biệt rõ phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Theo đó, đối với trái phiếu phát hành ra công chúng, khi muốn phát hành, doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc công bố thông tin cho tất cả công chúng đầu tư, làm thủ tục đăng ký chào bán và phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng.

Còn đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ, doanh nghiệp được phát hành khi đáp ứng điều kiện phát hành, công bố thông tin trực tiếp cho đối tượng mua trái phiếu, đồng thời công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, mà không cần cơ quan quản lý nhà nước cấp phép mới được phát hành.

Nhà đầu tư cá nhân cần lưu ý việc mua trái phiếu doanh nghiệp khác với gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, vì khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu thì nhà đầu tư đối mặt với rủi ro mất tiền.

Nhà đầu tư cũng cần chú ý với việc lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao. Vì vậy, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và đánh giá được các rủi ro, nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, mới nên mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm của trái phiếu và những rủi ro có thể xảy ra…

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
31 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp tăng phát hành trái phiếu lãi ‘khủng’, nhà đầu tư cần cẩn trọng