Mặc dù Luật Doanh nghiệp đã quy định doanh nghiệp được tự quyết số lượng con dấu, tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp Việt vẫn chưa thể bỏ được con dấu khi hoạt động, bởi nhiều văn bản ngoài luật doanh nghiệp vẫn yêu cầu sử dụng con dấu trong các chứng thực, văn bản pháp lý.

Doanh nghiệp Việt vẫn chưa thể bỏ được con dấu khi hoạt động

Một Thế Giới | 31/08/2015, 06:00

Mặc dù Luật Doanh nghiệp đã quy định doanh nghiệp được tự quyết số lượng con dấu, tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp Việt vẫn chưa thể bỏ được con dấu khi hoạt động, bởi nhiều văn bản ngoài luật doanh nghiệp vẫn yêu cầu sử dụng con dấu trong các chứng thực, văn bản pháp lý.

Doanh nghiệp Việt vẫn chưa thể bỏ được con dấu khi hoạt động
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 7.2015. Đáng chú ý, trong Luật doanh nghiệp quy định, doanh nghiệp có thể tự quyết số lượng con dấu, và điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ không phải sử dụng con dấu như nhiều nước trên thế giới. 
Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, các doanh nghiệp Việt chẳng những không bỏ được con dấu mà còn gặp phải nhiều vướng mắc về trả dấu cũ, khắc dấu và đăng ký dấu mới.
Giải đáp vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, hiện nay trong Luật vẫn quy định doanh nghiệp cần có con dấu, cho nên muốn bỏ con dấu thì phải đợi các bước tiếp theo, vì hiện đang có nhiều văn bản ngoài luật doanh nghiệp vẫn yêu cầu sử dụng con dấu trong các chứng thực, văn bản pháp lý.
"Chúng ta phải dần dần điều chỉnh các văn bản đó, đồng thời cũng cần thời gian các doanh nghiệp làm quen với các văn bản mới vì bản thân các doanh nghiệp bạn hàng, các cơ quan Nhà nước khi không có dấu đóng thì cảm thấy không có tính pháp lý cho nên đây là quá trình nhận thức, cần có thời gian.
Luật mới đã hướng tới xóa bỏ con dấu theo thông lệ quốc tế, với điều kiện của Việt Nam, ban soạn thảo và các cơ quan có thẩm quyền Quyết định trước mắt cho doanh nghiệp tự Quyết định số lượng và nội dung, tự làm con dấu của mình quản lý, đây là bước tiến rất lớn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp", ông Vinh nói.
Riêng đối với những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải khi đăng ký con dấu mới và đăng ký kinh doanh, ông Vinh cho rằng, là do quá trình đổi mới còn nhiều khó khăn, tuy nhiên chỉ trong vài ngày nữa, một loạt Nghị định hướng dẫn sẽ được ban hành và mọi việc sẽ được giải quyết.
"Thực hiện việc đổi mới bao giờ cũng làm trái với những gì thông thường, do vậy doanh nghiệp và người làm trong cơ quan nhà nước cũng bỡ ngỡ và những thủ tục mới chưa quen, nhưng chỉ 2 tháng triển khai mọi việc theo tôi nghĩ cũng đã ổn thỏa", Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lý giải.
DN được kinh doanh những gì Luật không cấm nhưng vẫn phải khai mã ngành
Cũng là một trong nhiều vấn đề được doanh nghiệp quan tâm hiện nay là mặc dù Luật cho phép doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà luật không cấm. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai mã ngành đăng ký kinh doanh trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Lý giải mâu thuẫn này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải ghi rõ thân nhân chủ doanh nghiệp, cũng như ngành nghề dự kiến kinh doanh ban đầu vì liên quan đến mã số thuế để các cơ quan chức năng tính toán phân ngành kinh tế, loại hình nào thuộc bất động sản, chế tạo, doanh nghiệp da giầy để theo dõi quản lý, rồi xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ các doanh nghiệp phản ánh trong nền kinh tế.
"Đấy là điều kiện ban đầu còn giấy phép kinh doanh và hoạt động kinh doanh không phải ghi, như vậy không có vướng mắc. Thay vì trước đây doanh nghiệp phải ghi rất nhiều thứ đến nay có Luật làm ít đi thì lại muốn không phải làm gì, nếu vậy nhà nước quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp ra làm sao?", ông Vinh đặt câu hỏi.
Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, nếu muốn hỗ trợ các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp thì phải có cơ sở tính toán doanh nghiệp kinh doanh như thế nào, có vướng mắc gì thì phải phân loại.
Thực tế các nước tiên tiến nhất cũng đều yêu cầu kê khai mã ngành kinh doanh. Lúc đầu có thể doanh nghiệp thấy hơi khó, chưa quen việc tra cứu nên trên cổng thông tin đăng kí kinh doanh quốc gia đã cập nhật toàn bộ hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam với nội dung hướng dẫn chi tiết, rõ ràng. Căn cứ theo mã số thì trong nước và quốc tế đều biết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào.
Duyên Duyên
Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp Việt vẫn chưa thể bỏ được con dấu khi hoạt động