Đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá kỷ lục đã kéo hầu hết các tiền tệ ở các nước châu Á xuống theo. Khi tất cả các loại tiền tệ trong khu vực giảm, các hóa đơn nợ nước ngoài của các công ty trong khu vực đang tăng lên, khiến các doanh nghiệp châu Á gánh thêm 14 tỷ USD nợ.

Đồng NDT phá giá, doanh nghiệp châu Á gánh thêm 14 tỷ USD nợ

Một Thế Giới | 14/08/2015, 05:00

Đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá kỷ lục đã kéo hầu hết các tiền tệ ở các nước châu Á xuống theo. Khi tất cả các loại tiền tệ trong khu vực giảm, các hóa đơn nợ nước ngoài của các công ty trong khu vực đang tăng lên, khiến các doanh nghiệp châu Á gánh thêm 14 tỷ USD nợ.

Gần 1,6 nghìn tỷ trái phiếu và các khoản vay bằng đồng đô la và đồng euro của các doanh nghiệp trên khắp châu Á, trừ Nhật Bản và Trung Quốc, vừa được cộng thêm 14 tỷ USD. Theo đó khoản nợ tăng thêm này sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp phải trả nợ bằng đồng nội tệ. Theo đó, doanh nghiệp châu Á phải gánh thêm 14 tỷ USD nợ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ giá đồng NDT xuống mức thấp kỷ lục vào ngày 11.8. Động thái này của Trung Quốc đã mở rộng các đợt bán tháo ở các khu vực khác của châu Á, khiến đồng Rupiah của Indonesia và đồng Ringgit của Malaysia xuống mức thấp nhất 17 năm, đồng Bath của Thái Lan thấp nhất 6 tháng.

“Các khu vực còn lại của châu Á cũng chịu tác động tiêu cực. Tôi lo rằng những hậu quả không mong muốn sẽ xảy ra”, Tim Jagger, một nhà quản lý danh mục đầu tư  tại Aviva Global Investors, cho biết.

Sự suy giảm của đồng NDT đã lan truyền trên khắp các thị trường nợ khác. Trong đó, các công ty ở Indonesia đang phải chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất

Theo Wai Hoong Leong, thành viên hãng Nikko Asset Management: “Nếu bạn nhìn vào doanh nghiệp Indonesia, các khoản vay của họ chủ yếu là bằng USD. Vì vậy, đồng nội tệ suy yếu sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ lớn hơn so với doanh nghiệp Trung Quốc”.

Trái phiếu ngoại tệ của nhà sản xuất lốp xe PT Gajah Tunggal và nhà sản xuất thức ăn gia súc PT JAPFA COMFEED Indonesia đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào hồi đầu tuần này khi đồng Rupiah giảm 1,8%. Cả hai công ty gần đây đã bị Standard & Poor hạ bậc một phần là do đồng nội tệ suy yếu ảnh hưởng tới các hoạt động của công ty.

Về phía Malaysia, đồng Ringgit đã trượt giá 2,3%. "Chúng tôi đặc biệt lo lắng về Malaysia khi đồng nội tệ giảm mạnh sau khi đồng Nhân dân tệ mất giá. Nhiều nhà đầu tư châu Á nắm giữ trái phiếu của đất nước này, như Petronas. Và sự suy giảm gần đây cho thấy họ đang rút lui khỏi thị trường này”, Gordon Tsui, thành viên hãng Taikang Asset Management ở Hồng Kông cho biết.

Ngoài ra, những tác động từ việc giảm giá đồng NDT của Trung Quốc được trông thấy rõ nét qua thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu của các thị trường mới nổi đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011, mở rộng mức suy giảm trong thị trường.

Tuyết Nhung (Theo Bloomberg)

Bài liên quan
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng: Gia tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp
UBND TP.Hải Phòng vừa khai trương Dự án Chính quyền số TP.Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng NDT phá giá, doanh nghiệp châu Á gánh thêm 14 tỷ USD nợ