Vào sáng ngày 13.8, sau khi Trung Quốc tuyên bố tiếp tục hạ thấp tỷ giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) thêm 1,1%, ở mức 6,401 Nhân dân tệ đổi 1 USD thì tiền tệ châu Á đồng loạt tăng sau.
Vào sáng ngày 13.8, tiền tệ châu Á đồng loạt tăng sau khi Trung Quốc tiếp tục tuyên bố giảm đồng NDT 1,1%.
Cụ thể, đồng đô la Úc tăng 0,3%, tương ứng với 0,7402 USD. Đôla New Zealand tăng 0,1% tương ứng với 0,6625 USD. Đồng Ringgit của Malaysia tăng 1,2%. Đồng won Hàn Quốc tăng 1,54%.
Chỉ số Bloomberg JPMorgan Asia Dollar Index biến động nhẹ sau đợt phá giá đồng NDT lớn nhất trong hai ngày kể từ năm 2011. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index tăng 0,4%.
Vào sáng ngày 11.8, ngay sau quyết định phá giá đồng NDT gần 2%, thị trường toàn cầu đã bị đảo lộn. Tiền tệ của các thị trường mới nổi và các mặt hàng hóa giảm mạnh. Động thái này cũng kìm hãm sự phát triển của đồng USD.
"Đó là một phản ứng thái quá. Vấn đề phá giá đồng NDT sẽ được đề cập trong các chương trình nghị sự. Tuy nhiên, động thái này có lẽ là một sự điều chỉnh rất tốt cho Trung Quốc trong thời gian dài”, Sean Darby, Giám đốc chiến lược chứng khoán toàn cầu của Jefferies Group, cho biết.
Vào sáng ngày hôm nay 13.8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lại tiếp tục hạ thấp tỷ giá đồng NDT thêm 1,1% ở mức 6,401 Nhân dân tệ đổi 1 USD., đánh dấu mức suy giảm trong 3 ngày liên tiếp.
Trước đó vào ngày sáng 11.8, Trung Quốc đã quyết định phá giá đồng NDT ở mức gần 2%. Tiếp tục vào sáng ngày 12.8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại phá giá đồng NDT thêm 1,6%.
Động thái thay đổi này của Trung Quốc là hướng nền kinh tế quốc gia đến nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sau đó, Trung Quốc đã nhận được một số lời chỉ trích về việc phá giá đồng NDT có thể gây ra cuộc chiến tiền tệ trong khu vực, mà trong cuộc chiến này người có lợi nhất chính là Trung Quốc.
Động thái hạ thấp tỷ giá đồng NDT được đưa ra sau khi nước này công bố dữ liệu xuất khẩu giảm mạnh 8% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái.
Nền kinh tế của Trung Quốc đang phát triển chậm lại trong nửa thập kỷ qua. Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách của quốc gia này đang cố gắng đưa nền kinh tế hướng tới mô hình dựa trên tiêu thụ hàng hóa.
Tuyết Nhung