Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về việc triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Đồng ý cho xây dựng dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

08/02/2020, 17:44

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về việc triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Bản đồ cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Cụ thể, trong văn bản ký ngày 7.2, Thủ tướng đã đồng ý cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư như đề nghị của Bộ GTVT.

Văn bản cũng nêu rõ Bộ GTVT có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong quá trình triển khai dự án, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1.3.2016 về quy hoạch phát triển đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km. Bộ GTVT chia dự án làm 2 thành phần.

Thành phần 1 từ TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đến thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng chiều dài tuyến 46,8km, điểm đầu giao với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua TP.Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5km về phía Bắc; điểm cuối kết nối nhánh đường vào cảng Cái Mép - Thị Vải; chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2km và 12,6km chạy qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gồm 3,8km đường cao tốc và 8,8km tuyến nhánh nối vào cảng Cái Mép - Thị Vải). Dự án thành phần 2 từ thị xã Phú Mỹ đến TP.Vũng Tàu (31km).

Dự kiến dự án thành phần 1 của cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ triển khai trước với quy mô mặt cắt của đoạn từ Biên Hòa đến thị xã Phú Mỹ là 6 làn xe. Tổng mức đầu tư giai đoạn một gần 15.000 tỉ đồng. Trong đó, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 12.166 tỉ đồng (gồm 4.723 tỉ đồng giải phóng mặt bằng); đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 2.790 tỉ đồng (gồm 720 tỉ đồng giải phóng mặt bằng).

Tại cuộc họp với Bộ GTVT tháng 11.2019, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết việc đầu tư tuyến đường này có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội 2 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, đồng thời xóa điểm đen về kẹt xe trên quốc lộ 51.

Hiện nay hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải chỉ mới khai thác khoảng 40% công suất. Hàng hóa từ cảng đi các tỉnh chủ yếu vận chuyển 80% bằng đường thủy, chỉ khoảng 20% đi theo đường bộ là quốc lộ 51. Nhưng điều này cũng đã gây nên tình trạng ách tắc giao thông trên địa bàn tỉnh. Và khi hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải tăng công suất, tình hình ùn tắc trên quốc lộ 51 sẽ trầm trọng hơn bây giờ nhiều.

Có thể nói, sự quá tải của tuyến quốc lộ 51 ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương này sẽ khó phát triển với một quốc lộ quá tải. Đáng chú ý là tỉnh này sẽ bán đấu giá các khu đất công vị trí vàng, dồn lực vài ngàn tỉ để làm cao tốc này.

Thi Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng ý cho xây dựng dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu