Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, 5 năm qua Dự án BIPP đã hỗ trợ hiệu quả cho Bộ KH&CN trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển hoạt động ươm tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng cơ bản và tư duy khởi nghiệp vững chắc cho các doanh nhân tương lai.

Dự án BIPP hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

Thu Anh | 26/11/2018, 14:40

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, 5 năm qua Dự án BIPP đã hỗ trợ hiệu quả cho Bộ KH&CN trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển hoạt động ươm tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng cơ bản và tư duy khởi nghiệp vững chắc cho các doanh nhân tương lai.

Tại Lễ tổng kết Dự án song phương BIPP giữa Bộ KH&CN và Cơ quan phát triển Bỉ (Enabel) tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết kể từ khi Hiệp định hợp tác KH&CN giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Vương quốc Bỉ được ký ngày 25.9.2002 tại Brussels, nhiều dự án nghiên cứu chung giữa 2 nước đã được triển khai trong nhiều lĩnh vực. Điển hình như CNTT, công nghệ viễn thám, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…

Theo thông tin từ Bộ KH&CN, từ năm 2014, chính phủ Vương quốc Bỉ đã viện trợ vốn ODA không hoàn lại cho Việt Nam để triển khai Dự án BIPP nhằm giúp xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu được thương mại hóa ra thị trường, thông qua hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạoở Việt Nam.

Trong 5 năm qua, dự án BIPP đã thử nghiệm vận hành mô hình Quỹ hỗ trợ ươm tạo Innofund và thí điểm tài trợ hai mô hình trung tâm ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp công nghệ trong việnnghiên cứu (NACENTECH ở Hà Nội) và trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM). Từ đó, cung cấp thông tin từ thực tiễn phục vụ việc hoạch định chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại Việt Nam.

Ông Paul Jansen - Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam chia sẻ rằngtại Bỉ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là xương sống của nền kinh tế. Việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và tăng cường sáng tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng rất cần môi trường pháp lý thuận lợi và văn hóa về chuyển giao công nghệ từ các tổ chức hàn lâm cho lĩnh vực tư nhân.

Tuy nhiên, theo ông Paul Jansen, để thành công, chính sách ươm tạo doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện thông qua thí điểm hai cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và một quỹ ươm tạo hạt giống InnoFund. Việt Nam cần có hệ sinh thái hoạt động nhịp nhàng để hỗ trợ sáng tạo và khởi nghiệp nhằm đạt mục tiêu có 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có các hoạt động sáng tạo vào năm 2020.

Giám đốc Dự án BIPP - ông Trần Đắc Hiến cũng cho biếtDự án BIPP được thiết kế nhằm cải thiện khung chính sách về ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - một yếu tố cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Dự án BIPP đã hỗ trợ Bộ KH&CN tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cũng như các khách hàng của họ.

Tuy nhiên, qua 5 năm triển khai dự án, ông Trần Đắc Hiến cũng nhận định, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạoở Việt Nam mới hình thành nên còn nhiều vấn đề về cơ chế chính sách cần tiếp tục được tháo gỡ. Khung pháp lý và chính sách hỗ trợ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp vừa thiếu vừa chưa đồng bộ. Vấn đề này cần được nghiên cứu để sớm khắc phục.

Ông Trần Đắc Hiến đã đưa ra các khuyến nghị: Cần tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển mạng lưới các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp; Thúc đẩy việc phát triển đa dạng các mô hình vườm ươm trong các trường đại học, trong doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn.

Bên cạnh đó, có cơ chế hỗ trợ kinh phí 50% từ nhà nước - 50% đối ứng của doanh nghiệp cho các cơ sở ươm tạo và các dự án ươm tạo tại các cơ sở ươm tạo; Xây dựng chính sách khuyến nghị thành lập các Quỹ đầu tư, Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư để huy động vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư cho hoạt động ươm tạo, khởi nghiệp.

Phần lợi nhuận tạo ra từ Quỹ này sẽ được sử dụng để tái đầu tư cho hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như cho doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng. Có cơ chế miễn giảm thuế thu nhập đối với các Quỹ này như với doanh nghiệp KH&CN.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án BIPP hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam