Khi có kế hoạch du học, chắc hẳn các gia đình đều đã có một khoảng thời gian dành dụm để đưa con “ra thế giới bên ngoài”.

Du học tự túc: khoản chi phí nào có thể tiết kiệm?

Một Thế Giới | 04/04/2014, 08:36

Khi có kế hoạch du học, chắc hẳn các gia đình đều đã có một khoảng thời gian dành dụm để đưa con “ra thế giới bên ngoài”.

Nhưng chi tiết những khoản chi phí nào cần chuẩn bị, những khoản nào có thể giảm hoặc cắt bỏ và cần tập trung vào đâu để đạt được mục đích du học của mình? Những câu hỏi này đã từng có phụ huynh nào trăn trở và mong muốn được giải đáp?

Du học ở đâu tốn kém nhất?

Trong một nghiên cứu cách đây 3 năm của Viện chính sách giáo dục tại Mỹ và Canada thì các nước như Nhật, New Zealand và Anh là 3 nước nằm đầu bảng với chi phí cao nhất. Trong khi các nước ở khu vực Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan có mức chi phí thấp nhất do có nhiều học bổng và sinh viên được hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Nghiên cứu này dựa vào các tiêu chí đánh giá sau:

1)      Chi phí học tập (học phí, tiền sách vở và học cụ)

2)      Chi phí sinh hoạt

3)      Mức hỗ trợ học bổng

4)      Khoản vay học tập

5)      Mức chi cho giáo dục từ thuế của chính phủ.

Tuy nhiên, trải qua chu kỳ du học từ năm 2003 – 2013, bốn quốc gia nói tiếng Anh lớn nhất là Mỹ, Anh, Úc, Canada đã chứng tỏ sự hấp dẫn bởi danh tiếng của các trường đại học và nhiều cơ hội việc làm. Đây là kết quả số liệu nghiên cứu mới nhất của ngân hàng HSBC, một trong những ngân hàng lớn uy tín được nhiều gia đình lựa chọn vay du học hoặc làm thẻ tín dụng, về chi phí đào tạo và sinh hoạt phí tại 13 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Thật bất ngờ, Úc – đất nước được nhiều du học sinh lựa chọn – lại là nước tốn chi phí nhiều nhất.

Khoản chi phí nào “nặng” nhất khi đi du học?

Có thể dễ dàng nhận thấy học phí là khoản chi phí lớn nhất các gia đình phải “gánh” khi định hướng cho con du học. Hai quốc gia nói tiếng Anh lớn nhất trên thế giới Anh và Mỹ luôn đứng “top” trong danh sách các trường có mức học phí “cắt cổ”, trong khi Đức, lựa chọn mới cho du học sinh lại gần như hỗ trợ 100% học phí cho sinh viên (tất nhiên với hệ tiếng Đức).

Khoản chi phí nào có thể tiết kiệm trong kế hoạch du học?

Học phí và các lệ phí phụ, lệ phí nộp đơn, thi đầu vào, sách và các tài liệu học tập, chi phí học tiếng, chi phí học dự bị địa học, chi phí đi lại, ở trọ và ăn uống, bảo hiểm y tế, chi tiêu cá nhân… rất nhiều khoản chi phí du học sinh hay gia đình du học sinh phải tính đến. Trong đó, rất nhiều khoản bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được.

So sánh đơn giản về chi phí học tiếng Anh trong nước và nước ngoài như sau:

Chi phí học tiếng tại Singapore, nước gần Việt Nam và thuận tiện đi lại nhất: khoảng 5.000 SGD tương đương 4.000 USD; một khóa 4 tuần học tại Trung tâm FLS ở California, Mỹ khoảng 2.000 USD; chi phí học tiếng tại trường Vancouver, Canada khoảng  6.000 CND tương đương 5.700 USD. Trong khi chi phí học tiếng tại Trung tâm Anh ngữ uy tín tại Việt Nam, như tại Language Link là 5.620.000 đồng tương đương 270 USD cho một khóa học tiếng Anh học thuật kéo dài gần 3 tháng!

Phạm Hoài Sơn, cựu sinh viên chương trình Dự bị Quốc tế IFY, hiện đang học tại Đại học Umass Boston (Mỹ) cho biết: “Khi bạn đạt được một trình độ tiếng Anh nhất định thì bạn mới chính thức học chuyên ngành bạn chọn, thường đa số du học sinh mất một năm để học tiếng Anh. Cho nên, nếu bạn không muốn mất thời gian và tiền bạc ở Mỹ, thì bạn nên học tiếng Anh ở Việt Nam cho vững, đặc biệt nên học tiếng Anh học thuật vì đây là chương trình đào tạo bài bản và chuyên sâu các kỹ  năng tiếng Anh có lồng ghép nhiều chuyên đề học thuật liên quan đến các nội dung giáo dục phương Tây. Việc chuẩn bị trước sẽ khiến tâm lý bạn thoải mái hơn trước khi thực sự bước vào cánh cửa đại học quốc tế”.

Ngoài việc tiết kiệm chi phí học tiếng bằng cách học thật tốt Anh ngữ tại Việt Nam, bạn có thể tiết kiệm chi phí sách và tài liệu nếu thường xuyên tới thư viện và chịu khó “săn lùng” sách cũ trên các trang web phổ biến như abebooks, jscampus, sellstudentstuff, Amazon hay eBay…

Du học chắc chắn khác hẳn khi học trong nước, vì vậy việc chuẩn bị thật tốt về cả tài chính, tâm lý và ngoại ngữ ngay từ khi còn ở Việt Nam là kế hoạch cần có đối với các gia đình. Điểm số trong các bài thi tiếng sẽ đánh giá trình độ ngoại ngữ và mở ra con đường lựa chọn ngành học cho sinh viên, tài chính sẽ quyết định trường theo học và tâm lý sẽ rút ngắn con đường học tập cũng như thích nghi với cuộc sống mới của du học sinh.

Theo Du học sinh Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du học tự túc: khoản chi phí nào có thể tiết kiệm?