Trong những ngày qua, người Cần Thơ xôn xao với 2 dự án Tháp Du lịch cao 170m ở cồn Cái Khế và Cáp Treo vượt sông Hậu qua cồn Sơn, cồn Khương. Vốn đầu tư cho 2 dự án này là 3.000 tỉ đồng. Đọc thông tin, nhiều tỉnh bạn ganh tị. Thành phố trực thuộc TW phải khác chứ. Lãnh đạo hồ hởi, người dân náo nức vì du lịch Cần Thơ đang chuẩn bị cất cánh.
Tháp du lịch và cáp treo
Thế nhưng, tôi vẫn hết sức băn khoăn về 2 dự án trọng điểm của du lịch là Tháp Du lịch và cáp treo.
Ai cũng biết, đồng bằng Nam bộ là vùng đất mới, được phù sa bồi đắp. Xây dựng các công trình cao tầng gặp nhiều khó khăn về nền móng. Hai công trình trên đều xây dựng tại các cù lao (còn gọi là cồn) nhỏ, toàn bãi bồi phù sa, đang đối mặt với nguy cơ sạt lở, thậm chí bị xóa sổ. Tháp Du lịch cao 170 m, có nhà hàng xoay, bán kính 18m, để ngoạn cảnh và nhiều hạng mục khác. Vốn đầu tư 1.500 tỉ. Diện tích cồn Khế chỉ 126 ha, với 122 hộ dân. Hiện đã có 7 dự án khách sạn 5 sao, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại. Nay có cần thêm Tháp Du lịch?Địa hình Nam bộ bằng phẳng, chỉ cần lên cao chừng 50m là tha hồ ngoạn cảnh cả vùng mênh mông xanh.
Cồn Sơn và cồn Khương, nơi dừng và kết của dự án cáp treo dài 4,47 km; diện tích khá hơn nhưng cũng toàn đất bãi bồi. Cồn Sơn rộng 231 ha, cồn Khương rộng 400 ha. Việc xây dựng cáp treo qua sông Hậu có thể làm thay đổi dòng chảy, càng tăng nguy cơ sạt lở. Đặc thù của miền Tây là những cù lao xanh cây trái, ít nhiều giữ được nét chân quê, chưa bị đô thị hóa. Du khách tìm về miền Tây là về với cảnh quan sông nước, vườn cây; là không gian thoáng đãng, chứ không phải ngột ngạt nhà xây, tường kín. Những cồn be bé, xinh xinh sẽ bị phá vỡ hoàn toàn bởi các công trình tầm cỡ.
Các nhà khoa học lo lắng. Dân cư tại chỗ thì ưu tư. Họ đang làm du lịch cộng đồng, có thể chưa thật sự hiệu quả nhưng đã thoát nghèo và ổn định. Ngày cao điểm, Cồn Sơn, cồn Khương chỉ đón chừng 500 khách độ lại. Nếu có cáp treo và tháp du lịch, lượng khách phải nhân lên 20 - 30 lần. Có khả năng phải giải tỏa trắng, di dời dân để tập trung làm dịch vụ và những công trình. Điều này đang đi ngược lại với xu thế du lịch bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng của thế giới.
Hai công trình này nên tìm địa điểm khác, phù hợp hơn. Bài toán là giúp dân các cồn làm du lịch hiệu quả.
Cần Thơ có phải là thủ phủ du lịch miền Tây?
Cần Thơ là thành phố trực thuộc TƯ duy nhất của cả miền Tây. Có sân bay quốc nội và quốc tế (dù lâu lâu mới có vài chuyến charter). Có hệ thống lưu trú tốt nhất. Là đầu mối của thủy trình từ Sài Gòn đi Phnom Penh. Cần Thơ là Tây Đô, là trung tâm của du lịch Tây Nam bộ, ai chẳng biết vậy.
Tôi đã từng tin như thế, cho đến khi thu thập số liệu về du lịch các tỉnh
Năm 2017, du lịch Cần Thơ đón 7.539.211 lượt khách (có 305.000 khách quốc tế), tăng 135%so với 2016. Doanh thu 2.987 tỉ đồng, tăng 59%so với cùng kỳ. Những con số quá ấn tượng. So với cả miền Tây, lượng khách đến Cần Thơ dẫn đầu, còn doanh thu xếp thứ 2 sau An Giang. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh du lịch phải được tính chi tiêu trên đầu khách, sau đó mới đến doanh thu và lượng khách. Nhiều người đã giật mình khi đọc số liệu (nguồn từ các Sở VHTTDL hoặc Sở DL và Tổng cục DL).
Doanh thu 340 tỉ. Đạt bình quân 272.000 đồng/khách.
Doanh thu 2.898 tỉ. Đạt bình quân 386.000 đồng/khách.
Doanh thu 786 tỉ. Đạt 425.000 đồng/khách.
Doanh thu 560 tỉ. Đạt 466.000 đồng/khách.
Doanh thu 670 tì. Đạt 540.000 đồng/khách.
Doanh thu 3.700 tỉ. Đạt 507.000 đồng/khách.
Doanh thu 4.582 tỉ. Đạt 763.000 đồng/khách.
Doanh thu 1.200 tỉ. Đạt bình quân 800.000 đồng/khách.
Theo bảng số liệu du lịch Tây Nam Bộ, Cần Thơ dẫn đầu về lượng khách, xếp thứ 2 về doanh thu nhưng đội sổ về chi tiêu bình quân đầu khách. Chỉ hơn được Vĩnh Long, Đồng Tháp. Các tỉnh Trà Vinh, Long An chưa có số liệu. Cả miền Tây, chưa tỉnh nào có chi tiêu bình quân mỗi khách tới 1.000.000 đồng (nhóm 1). Trong nhóm 1 còn có cả Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Nam… Cao nhất của cả nước về chi tiêu trên mỗi khách là Khánh Hòa Và TP.HCM. Xếp phía sau là Hà Nội, Đà Nẵng, Lao Cai… đều dưới 3.000.000 đồng.
Doanh thu 17.300 tỉ. Đạt 3.175.000 đồng/khách.
Doanh thu 115.978 tỉ. Đạt 3.706.000 đồng/khách.
Làm sao tăng doanh thu và hiệu quả?
Mỗi khách đến Cần Thơ chi tiêu 386.000 đồng, trong khi mỗi khách đến các Homestay trong hệ thống CBT như A Chu (người H’ Mong ở Hua Tạt, Vân Hồ, Sơn La); Minh Thơ (người Thái ở Mai Hịch, Mai Châu, Hòa Bình)… đều chi bình quân trên 500.000 đồng khi lưu trú qua đêm. Khách đều đặn quanh năm, công suất chỗ ngủ hơn 70%.
Homestay Hoa Ếch (Sa Đéc) vừa đưa vào hoạt động năm 2017, nhưng 6 tháng đầu năm 2018 đã đón trên 1.300 lượt khách lưu trú, chi tiêu bình quân 400.000 đồng mỗi khách. Bà con dân tộc nghèo và ít học hơn dân Nam bộ nhưng đã làm rất tốt vì địa phương chọn đúng nhà tư vấn thực tiễn, có bảo hành và hỗ trợ tìm nguồn khách. Đầu tư ít mà hiệu quả, dù đó là những vùng sâu, lâu nay ít ai nghe biết, nói chi làm du lịch.
Mục tiêu của kinh doanh là làm giàu chính đáng, hiệu quả được đo bằng lợi nhuận theo những quy luật tự nhiên. Trái với cách làm phong trào, chỉ cần khí thế rầm rộ và số lượng ngất trời để tự sướng theo chủ quan của mình với các lễ hội hoành tráng. Nếu chọn đúng cách làm và hướng đi, chỉ cần mươi %của hai dự án cáp treo và tháp du lịch, diện mạo du lịch Cần Thơ sẽ thay đổi.
Bài toán của Cần Thơ nói riêng và du lịch miền Tây nói chung là SẢN PHẨM MỚI và TĂNG THỜI GIAN LƯU TRÚ. Phải có sản phẩm đặc thù cho từng dịch vụ, đặc biệt chú trọng khâu ẩm thực và quà tặng. Tránh trùng lắp và bắt chước một cách máy móc.
Con đường tương đối dễ nhất và có thể làm ngay là tập trung hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng để làm giàu chính đáng. Nguồn vốn từ trong dân còn rất lớn. Nếu được tư vấn đúng cách và hiệu quả, cả nguồn vốn lẫn nguồn nhân lực đều không khó như các chuyên gia phòng lạnh than vãn.
Phải chuyển hướng mạnh mẽ, đoạn tuyệt tư duy lễ hội hào nhoáng và những tổng kết cuối năm hả hê, phấn khởi với số liệu nhảy múa. Phải thật sự quan tâm đến hiệu quả doanh thu trên mỗi đầu khách, trên mỗi ngày lưu trú và đặc biệt là số lần khách quay trở lại.
XẾP HẠNG DU LỊCH 13 TỈNH MIỀN TÂY
THEO TỔNG LƯỢNG KHÁCH :
*Nhóm 1 : Trên 5 triệu:
Cần Thơ (7.500.000), An Giang (7.300.000), Kiên Giang (6.000.000)
*Nhóm 2 : Trên 1,5 triệu:
ĐồngTháp (3.300.000), Tiền Giang (1.850.000),Bạc Liêu, (1.500.000)
*Nhóm 3 : Dưới 1,5 triệu:
Vĩnh Long (1.250.000), Cà Mau (1.240.000),Sóc Trăng (1.200.000), Bến Tre (1.200.000),Long An (1.060.000) Trà Vinh (625.000), Hậu Giang (332.000)
THEO DOANH THU :
*Nhóm 1: Trên 2.000 tỉ :
Kiên Giang (4.582 tỉ), An Giang 3.700 tỉ), Cần Thơ (2.898 tỉ).
*Nhóm 2: Dưới 2.000 tỉ :
Bạc Liêu (1.200 tỉ), Long An (1.060 tì), Bến Tre (1.042 tỉ).
*Nhóm 3: Dưới 1.000 tì :
Tiền Giang (786 tỉ), Cà Mau (670 tỉ), Đồng Tháp (650 tỉ),Sóc Trăng (560 tỉ), Vĩnh Long (340 tỉ),Trà Vinh (210 tỉ). Hậu Giang 121,3 tỉ)
DOANH THU ĐẦU KHÁCH.
1/. Bền Tre (868.000 đ) 2/. Bạc Liệu (800.000 đ).
3/. Kiên Giang (763.000 đ) 4/.Cà Mau (540.000 đ)
5/. An Giang (507.000 đ) 6/. Sóc Trăng (466.000 đ)
7/.Long An (457.000 đ) 8/. Tiền Giang (425.000 đ).
9/. Cần Thơ (386.000 đ) 10/. Hậu Giang (365.000 đ)
11/ Trà Vinh (336.000 đ) 12/ Vĩnh Long (272.000 đ).
13/. Đồng Tháp ( 197.000 đ) .
LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ.
1/ Tiền Giang (648.000) 2/ Bến tre (550.000)
3/ Kiên Giang (368.000) 4/ Cần Thơ (305.000)
5/ Đồng Tháp (80.000) 6/ An Giang (75.000).
7/ Vĩnh Long (73.000) 8/ Bạc Liêu (40.000)
9/ Sóc Trăng (37.000) 10/ Cà Mau (25.000)
11/ Trà Vinh (15.000) 12/ Long An (15.000)
13/ Hậu Giang (10.938)
Cả miền Tây, chưa tỉnh nào có chi tiêu bình quân mỗi khách tới 1.000.000 đồng (nhóm 1). Trong nhóm 1 còn có cả Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Nam…Cao nhất của cả nước về chi tiêu trên mỗi khách là Khánh Hòa Và TPHCM. Xếp phía sau là Hà Nội, Đà Nẵng, Lao Cai…đều dưới 3.000.000 đồng.
KHÁNH HÒA: Đón 5.500.000 lượt khách (có 2.000.000 khách quốc tế).
Doanh thu 17.300 tỉ. Đạt 3.175.000 đồng khách.
TP.HCM: Đón 31.300.000 lượt khách (có 6.300.000 khách quốc tế).
Doanh thu 115.978 tỉ. Đạt 3.706.000 đồng khách.