Theo các chuyên gia tài chính, việc Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử không đồng nghĩa Ngân hàng nhà nước đồng ý cho lưu hành đồng tiền này.

Đừng vội mừng ‘đào' được tiền bitcoin ở Việt Nam

Tin Tức | 28/08/2017, 13:26

Theo các chuyên gia tài chính, việc Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử không đồng nghĩa Ngân hàng nhà nước đồng ý cho lưu hành đồng tiền này.

Theo Đề án, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì và phối hợp cùng một số Bộ, ban ngành như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính... rà soát lại khung pháp lý hiện tại và đánh giá toàn diện về thực trạng nhằm đề xuất Chính phủ có hướng xử lý cũng như sửa đổi pháp luật về tiền điện tử cho phù hợp.

Đề án nêu rõ báo cáo đánh giá thực trạng để sửa đổi khung pháp lý cần hoàn thành trước tháng 8.2018 và đến cuối năm 2018 phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo. Đồng thời, đến tháng 6.2019 cần xong hồ sơ đề nghị xây dựng khung pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo. Ngoài ra, những đề xuất để phòng, chống xử lý các vi phạm liên quan đến loại hình tiền tệ này cũng được Chính phủ giao hoàn thành trước tháng 9.2019.

Đề án cũng nêu rõ quan điểm cần xây dựng thể chế để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Việt Nam nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra. Đề án sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể hoá các chế định về quyền tài sản trong Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Trao đổi với Phóng viên Báo Tin Tức về thông tin Đề án này, chuyên gia kinh tế TS.LS.Bùi Quang Tíncho biết trước tình hình kinh doanh đa cấp tài chính xuyên quốc gia ngày càng phức tạp và biến tướng tinh vi, nhiều người đã mắc bẫy và "tiền mất tật mang" vì đầu tư tiền ảo.

Trong khi đótại Việt Nam, hình thức này vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, dù một số đồng tiền ảo như bitcoin, onecoin hay icoin… đã được công nhận ở một vài nước. Dù vậy, đánh vào lòng tham về lợi nhuận quá cao, nhiều đối tượng đã lợi dụng để lừa đảo, gây nhiều hoang mang và rất khó xử lý.

Trước tình hình trên, Chính phủ đã xây dựng Đề án này để quản lý tiền ảo nhằm ngăn chặn những rủi ro cũng như biến tướng của hình thức kinh doanh tài chính đa cấp xuyên quốc gia, từ đó ổn định tình hình an ninh xã hội nói chung và an ninh tài chính nói riêng. Bởi quan điểm của Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý về tiền tệ, vẫn không thừa nhận tiền ảo.

Có thể nói, bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.

Ngay sau khi bitcoin xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nghiên cứu về loại tiền ảo này và đã khẳng định bitcoin (cũng như các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ hợp pháp và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Theo chuyên gia Bùi Quang Tín, việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì có khả năng bị tấn công đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch. mặt khác, giao dịch Bitcoin có tính ẩn danh cao nên có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy, trốn thuế. Do vậy, việc sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Chính vì vậy, cách đây 3 năm, Ngân hàng Nhà nước đã từng tuyên bố các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Trao đổi với báo chí mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước một lần nữa khẳng định giữ nguyên quan điểm này sau khi Đề án quản lý bitcoin được đưa ra.

Nguồn: báo Tin Tức
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
7 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng vội mừng ‘đào' được tiền bitcoin ở Việt Nam