Một số loài ếch thủy tinh ở Nam Mỹ và Trung mỹ có một khả năng hiếm, là chuyển đổi vẻ ngoài gần như trong suốt của chúng, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science hôm 22.12.

Ếch thủy tinh có khả năng 'giấu' máu cho vẻ ngoài gần như trong suốt

Bảo Vĩnh | 23/12/2022, 17:13

Một số loài ếch thủy tinh ở Nam Mỹ và Trung mỹ có một khả năng hiếm, là chuyển đổi vẻ ngoài gần như trong suốt của chúng, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science hôm 22.12.

ech-4(1).jpg

Ban ngày, loài ếch sống về đêm này treo mình trên lá cây. Bề ngoài tiệp màu xanh của lá không tạo ra bóng dáng, cho phép chúng vô hình trước các loài thú săn mồi.

Nhưng khi ếch thủy tinh thức giấc và nhảy đi tìm thức ăn hoặc bạn tình, chúng “bật” lên một màu nâu đỏ sẫm.

Junjie Yao, một kỹ sư y - sinh Đại học Duke và là đồng tác giả nghiên cứu, nói: “Khi chúng biến hình trong suốt là vì an toàn. Khi thức, chúng có thể chủ động né tránh thú săn mồi, nhưng khi chúng ngủ là lúc dễ bị tổn hại nhất, nên chúng phải thích ứng để ẩn mình”.

Bằng cách sử dụng đèn và công nghệ hình ảnh siêu âm, các nhà khoa học đã phám phá bí mật của ếch thủy tinh: lúc ngủ là lúc chúng “giấu” gần 90% tế bào hồng cầu trong gan của chúng. Chúng cũng co nhỏ hầu hết các nội tạng.

Nghiên cứu này giải thích rõ cách ếch thủy tinh “giấu” máu trong gan để duy trì sự trong suốt, theo nhà sinh học Juan Manuel Guayasamin thuộc Đại học San Francisco Quito (ở Ecuador) và không tham gia cuộc nghiên cứu.

ech-2.jpg
Ếch thủy tinh "giấu" máu để ẩn mình khỏi sự tấn công của thú săn mồi - Ảnh: AP

Vẫn là một bí ẩn về việc ếch thủy tinh làm thế nào để giấu máu và vì sao cách này không làm chúng chết. Đối với hầu hết động vật, việc ít có máu đem oxygen đi khắp cơ thể suốt nhiều giờ sẽ khiến chúng rất dễ bị chết. Vậy mà loài ếch thủy tinh vẫn sống.

Việc nghiên cứu sâu về loài ếch thủy tinh có thể đem lại những đầu mối có ích cho sự phát triển các loại thuốc chống đông máu, theo nhà sinh học Carlos Taboada thuộc Đại học Duke và là đồng tác giả cuộc nghiên cứu.

Nhà sinh học Richard White của Đại học Oxford và không liên quan cuộc nghiên cứu này, cho biết chỉ có một số ít loài vật - chủ yếu là các loài sống ở biển - có vẻ ngoài trong suốt tự nhiên, và trong số loài thú trên cạn thì “hầu như chưa ai nói về sự trong suốt của ếch thủy tinh”.

Các loài có vẻ ngoài trong suốt tự nhiên là tôm cá, sứa, giun và côn trùng, và chúng không có số lượng máu lớn trong cơ thể chúng. Vì thế, bí mật “giấu” máu khi ngủ xem ra là rất độc đáo với loài ếch thủy tinh.

White nói: “Đấy là một dạng cải trang thật sự lý thú”.

Bài liên quan
Phát hiện hai loài ếch thủy tinh có cơ thể trong suốt ở Ecuador
Các nhà sinh vật học tìm thấy hai loài ếch thủy tinh mới với cơ thể trong suốt tại thung lũng dưới chân dãy núi Andes ở Ecuador.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ếch thủy tinh có khả năng 'giấu' máu cho vẻ ngoài gần như trong suốt