Các nhà khoa học vừa có thêm phát hiện mới về những bộ xương hóa thạch của thằn lằn cá, một loài bò sát biển khổng lồ.

Bãi hóa thạch bí ẩn ở Nevada có thể là ‘nhà hộ sinh’ của thằn lằn cá

Bảo Vĩnh | 20/12/2022, 18:02

Các nhà khoa học vừa có thêm phát hiện mới về những bộ xương hóa thạch của thằn lằn cá, một loài bò sát biển khổng lồ.

Bãi hóa thạch bí ẩn này từng được nghi là “nghĩa địa”, nhưng theo phát hiện mới thì có thể là một “nhà hộ sinh” cổ xưa, nơi để loài thằn lằn cá khổng lồ (ichthyosaurs, còn gọi là ngư long) tìm đến để sinh con.

than-lan-ca.jpg
Thằn lằn cá theo minh họa của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian - Ảnh: AP

Thằn lằn cá từng thống trị các vùng biển xưa, cơ thể trưởng thành của chúng có thể ngang bằng kích cỡ một chiếc xe buýt và là thú săn mồi dưới biển. Chúng săn bằng hai hàm dài đầy răng và chân chèo hình mái chèo lớn.

Từ lúc xương thằn lằn cá được tìm thấy ở Nevada hồi những năm 1950, nhiều nhà cổ sinh vật học đã điều tra vì sao tất cả những con thú này cùng chết với nhau.

08_ichthyosaurus-2-final.jpg
Thằn lằn cá là thú săn mồi khổng lồ - Ảnh: National Geographic

Đến nay, các nhà nghiên cứu đưa ra một giả thuyết khác hẳn, trong một nghiên cứu công bố hôm 19.12 trên tạp chí Current Biology.

“Nhiều chứng cứ đều chỉ ra rằng nơi này là chỗ để thằn lằn cá khổng lồ đến sinh con”, theo tác giả Nicholas Pyenson, người phụ trách mảng động vật biển có vú hóa thạch thuộc Bảo Tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian.

Bãi hóa thạch nằm trong Công viên Ngư Long Berlin của bang Nevada, từng là một vùng biển nhiệt đới, nay là một bãi cạn gần một thị trấn mỏ, theo trưởng nhóm nghiên cứu là nhà cổ sinh vật học Randy Irmis của Đại học Utah.

Để có thể xem xét kỹ hơn các bộ xương khổng lồ, các nhà nghiên cứu dùng giải pháp quét 3 chiều để tạo ra một mô hình kỹ thuật số đủ chi tiết.

Họ phát hiện xương hóa thạch của ít nhất 37 con thằn lằn cá nằm rải rác trong khu vực, có niên đại khoảng 230 triệu năm. Các xương được bảo tồn dưới nhiều tầng lo72p đá khác nhau, từ đó gợi ý rằng thằn lằn cá chết trong quãng thời gian hàng trăm ngàn năm chứ không phải chết cùng lúc.

Bước đột phá lớn trong cuộc tìm hiểu này là khi các nhà nghiên cứu phát hiện vài đoạn xương nhỏ trong số xương hóa thạch lớn khổng lồ, và họ nhận ra đó là xương của những phôi thai và thằn lằn cá mới sinh.

Nhóm nghiên cứu kết luận: thằn lằn cá đã di chuyển theo bầy đến “khoa phụ sản” để có thể sinh nở an toàn. Các bộ xương hóa thạch được cho là của thằn lằn cá mẹ và con của chúng chết trong quãng thời gian đó.

Những đầu mối khác đã loại bỏ những giải thích trước đây. Việc xét nghiệm các hóa chất trong bãi cát không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của núi lửa phun trào hoặc có những thay đổi lớn đối với môi trường khu vực.

Và khoa địa chất cho thấy xương thằn lằn cá đã được bảo tồn dưới biển và rất xa khỏi bờ, điều đó có nghĩa là chúng không chết trong một vụ mắc cạn hàng loạt, nhà cổ sinh vật học Irmis nói.

Nghiên cứu mới này đưa ra một giải thích dễ chấp nhận về bãi hóa thạch từng làm các nhà cổ sinh vật học đau đầu suốt hàng chục năm qua, Dean Lomax, một chuyên viên về thằn lằn cá ở Đại học Manchester (Anh) và không liên quan cuộc nghiên cứu nhận định.

Ông kết luận: “Trường hợp này chưa sáng tỏ hoàn toàn, nhưng cuộc nghiên cứu thật sự đã giúp hé lộ chút bí mật của bãi hóa thạch thú vị đó”.

Theo AP
Copy Link
Bài liên quan
Quán cà phê với hơn 38 loài bò sát độc lạ ở Sài Gòn
“Quán cà phê bò sát” là tên mọi người thường gọi đối với quán cà phê BaBo ở số 93/24 đường Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình, TP.HCM.Quán nuôi 38 loài bò sát với các loài như rồng đất Nam Mỹ, rùa, trăn, rắn…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bãi hóa thạch bí ẩn ở Nevada có thể là ‘nhà hộ sinh’ của thằn lằn cá