Trong năm 2017, theo tính toán của EVN, tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm do biến động các yếu tố đầu vào (giá than, khí, dầu…) là hơn 7.200 tỉ đồng.

EVN: Giá than, khí... sẽ 'đội' chi phí điện năm 2017 lên hơn 7.200 tỉ đồng

tuyetnhung | 27/04/2017, 05:19

Trong năm 2017, theo tính toán của EVN, tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm do biến động các yếu tố đầu vào (giá than, khí, dầu…) là hơn 7.200 tỉ đồng.

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp vàTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình hình sản xuất, kinh doanh của tập đoàn trong giai đoạn 2017 - 2020 diễn ra chiều 26.4.

Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu EVN xây dựng giá điện theo nguyên tắc tính đủ, đúng chi phí trong giá thành, bảo đảm có lợi nhuận phù hợp, tạo dư địa thu hút đầu tư, bảo đảm an ninh năng lượng, nhất là bảo đảm thu hút đầu tư năng lượng điện gió, mặt trời và kềm chế lạm phát.

Trong khi đó, tính toán của tập đoàn này cho biết trong năm 2017, tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm do biến động các yếu tố đầu vào (giá than, khí, dầu…) là hơn 7.200 tỉ đồng. Song tập đoàn cũng đặt ra một loạt giải pháp để giảm chi phí sản xuất để giảm gần 3.000 tỉ đồng so với kế hoạch đầu năm.

Theo phương án giảm gần 3.000 tỉ đồng trong chi phí sản xuất được EVN đưa ra thì ở đó vẫn còn một khoản 4.200 tỉ đồng biến động chi phí đầu vào đang đặt áp lực lên giá điện thời gian tới, cùng với khoản chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ hết của những năm vừa qua.

Đối với việc cung ứng giá cả đầu vào, Phó Thủ tướng đề nghị EVN cân đối các yếu tố theo các kịch bản khác nhau để hoàn thành 3 văn kiện quan trọng của ngành điện là: Khung giá bán lẻ điện 2016-2020, cơ chế điều hành giá điện và kịch bản điều hành giá điện năm 2017.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu EVN làm rõ kết quả sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp trong thời gian qua và kế hoạch sắp tới, trong đó có các vấn đề về cổ phần hóa, thoái vốn, xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh, tái cơ cấu tài chính, quản trị, nhân lực, công nghệ...

EVN và các bộ, ngành cũng phải thảo luận làm rõ các giải pháp, nhất là các giải pháp về huy động vốn để thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng quốc gia tới năm 2020.

Về cổ phần hóa, thoái vốn, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương, EVN phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa tại các tổng công ty phát điện, cố gắng thực hiện được trong quý 3/2017.

Về nâng cao năng lực quản trị của EVN, Phó Thủ tướng đề nghị tập đoàn chủ động rà soát, đưa vào danh mục xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của tập đoàn theo nguyên tắc thị trường.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Công ty Điện lực Vĩnh Long thực hiện tốt chuyên đề '70 năm EVN - Tự hào truyền thống ngành điện lực Việt Nam'
Xác định cung cấp điện ổn định và chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, hằng năm, Công ty Điện lực Vĩnh Long (PC Vĩnh Long) không ngừng đầu tư, ứng dụng công nghệ lĩnh vực kỹ thuật, tự động hóa lưới điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVN: Giá than, khí... sẽ 'đội' chi phí điện năm 2017 lên hơn 7.200 tỉ đồng