Các thắc mắc tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015 đã được giải đáp trong ngàu hội Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015  tại Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội.

Giải đáp thắc mắc tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015

Một Thế Giới | 16/03/2015, 11:12

Các thắc mắc tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015 đã được giải đáp trong ngàu hội Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015  tại Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội.

Hàng trăm câu hỏi, thắc mắc của học sinh, phụ huynh về Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015 năm 2015 đã được đại diện Bộ GDĐT cũng như các trường ĐH giải đáp.
Lo lắng chọn trường tuyển sinh riêng
Khu tư vấn nhóm ngành kinh tế, báo chí, luật, khoa học xã hội và nhân văn, công an, quân đội… khá “nóng” với những câu hỏi về cấu trúc đề thi. Năm nay, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, dựa trên bài thi đánh giá năng lực được tổ chức vào 2 đợt tháng 5 và cuối tháng 7. Trên cơ sở kết quả bài thi đánh giá năng lực, trường sẽ xét tuyển từ điểm cao xuống.
Về cấu trúc đề thi, TS Vũ Viết Bình - Phó Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết: Trong thời gian 195 phút, các em sẽ có 140 câu hỏi, trong đó, 50 câu hỏi môn toán làm trong 40 phút, 50 câu hỏi môn ngữ văn làm trong 60 phút. Đối với các môn tự chọn: Vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, các em có thời gian 55 phút và tất cả làm bài trên máy tính.
Đối với bài thi năng khiếu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, TS Mai Đức Ngọc - Trưởng ban Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho biết, học viện dự kiến thi môn năng khiếu báo chí vào ngày 12.8 và công bố kết quả vào ngày 15.8 để các em có thêm thời gian quyết định lựa chọn ngành học phù hợp sở thích và năng lực.
“Bài thi năng khiếu báo chí bao gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, thời gian làm bài 150 phút. Phần trắc nghiệm 3 điểm làm trong 30 phút với nội dung xoay quanh các kiến thức chung về đời sống xã hội, kiến thức cơ bản trong chương trình THPT. Phần tự luận gồm 2 câu: Câu 3 điểm tập trung đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin của một văn bản báo chí có lỗi sai về cấu trúc, văn phong, quan điểm, ngôn từ… và yêu cầu các em sửa lại cho chính xác; câu 4 điểm đánh giá năng lực phát hiện vấn đề, hiểu biết của các em về các tin tức, sự kiện, được biểu đạt dưới bài luận không quá 500 từ” - TS Mai Đức Ngọc nói.
Phân vân chọn khối trường công an, quân đội
Trả lời nhiều câu hỏi quan tâm đến việc sau khi nộp hồ sơ, thí sinh có thể rút hồ sơ hoặc sửa khi thấy khả năng, cơ hội vào những trường đã trót đăng ký hẹp dần, đặc biệt là các trường khối công an, quân đội, PGS-TS Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - cho biết: Theo quy định, các em học sinh có quyền nộp tối đa 4 ngành trong cùng một trường. Nếu sai hoặc cảm thấy không đủ khả năng đỗ, các em có quyền được sửa hoặc rút hồ sơ nộp sang trường khác.
“Tuy nhiên, với những đặc thù riêng của Bộ Công an, thí sinh đã nộp hồ sơ thì không có quyền rút lại. Trong thời gian sớm nhất, Bộ Công an sẽ gửi hồ sơ sang Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích và có hướng dẫn trực tiếp, cụ thể tới các em có nguyện vọng vào các trường công an” - đại úy Bùi Thành Đạt - Phó Trưởng phòng Kế hoạch và Tuyển sinh (Cục Đào tạo, Bộ Công an) - chia sẻ.
Còn theo đại tá Vũ Xuân Tiến - Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Cục Nhà trường, Thư ký Ban Tuyển sinh Quân sự (Bộ Quốc phòng) - sau khi có điểm, các em có quyền nộp nguyện vọng 1 vào các trường khối quân đội. Trong vòng 20 ngày, xem xét khả năng thấy không đỗ, các em có quyền rút hồ sơ, nộp sang hệ dân sự. Thêm vào đó, trong tuyển sinh quân sự, do mỗi trường có các tiêu chuẩn khác nhau, nhất là về sức khỏe, nên để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đăng ký xét tuyển, thí sinh phải đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào một trường quân đội và chỉ được đăng ký nguyện vọng 1.
Theo Tuệ Minh (Báo Lao động)
Thi tự luận môn ngoại ngữ: Không nên quá lo lắng
Trước hoàng loạt câu hỏi lo lắng về việc lần đầu tiên môn thi ngoại ngữ có phần thi tự luận, PGS-TS Trần Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - giải thích: “Các em học sinh không nên quá lo lắng về việc thi tự luận tiếng Anh, bởi định hướng ra đề thi của bộ đã tính đến việc không gây xáo trộn cho học sinh. Môn thi ngoại ngữ có phần thi viết nhưng không yêu cầu quá cao, không nằm ngoài khả năng và chương trình các em đã được học ở trường”.

Bài liên quan
Giáo viên bày tỏ nguyện vọng được hợp pháp hóa việc dạy thêm
Kết quả khảo sát cho thấy 63,57% giáo viên tham gia khảo sát bày tỏ nguyện vọng được hợp pháp hóa việc dạy thêm để tăng thu nhập từ chính năng lực của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải đáp thắc mắc tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015