Dù đạt được mức tăng trưởng thần kỳ trong quá khứ, nhưng những bước đi “chệch hướng” cùng với điều kiện kinh tế, chính trị cũng như thay đổi về chính sách đối ngoại đã được cho là sẽ dập tắt tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình được nhiều người coi là chính trị gia giỏi, với kỳ tích chống tham nhũng, củng cố quyền lực, cải tổ quân đội, phát triển đất nước, vì “Giấc mộng Trung Hoa”. Đặc biệt, ông Tập còn có tham vọng làm Trung Quốc vĩ đại, vượt Mỹ trên trường quốc tế. Tuy nhiên,dường như đã xuất hiệnmột số sai lầm lớn.
Thời gian gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là Mỹ, gần như đã xuống mức thấp nhất trong lịch sử khi hai bên đối đầu toàn diện trên các mặt trận chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phòng. Hầu hết giới lãnh đạo phương Tây đều đánh giá Trung Quốc là một nước “nguy hiểm”, đủ sức đe dọa trật tự quốc tế hiện tại qua hàng loạt bước đi mở rộng ảnh hưởng trên khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Người Trung Quốc được biết đến là môn đồ của nghệ thuật chiến tranh. Từ nhiều năm nay, việc tán tụng binh pháp Trung Quốc, được tóm gọn với cái tên Binh pháp Tôn Tử - một luận thuyết quân sự cổ đại của Trung Quốc được viết bởi Tôn Tử, một vị tướng và nhà quân sự Trung Quốc vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên - rất thịnh hành.
Xuất phát từ nguyên tắc nên tránh giao chiến và chỉ tiến hành khi nào cầm chắc phần thắng, Binh pháp Tôn Tử chú trọng nhiều vào vai trò của việc thu thập thông tin và phân tích khả năng của đối thủ. Trên cơ sở này, nó nhấn mạnh đến sự cần thiết “tác động trước” vào đối thủ, dùng mọi cách để làm suy yếu đối phương, nhất là bằng các đòn tâm lý. Tuy nhiên, ngày nay, rõ ràng là Chủ tịch Tập Cận Bình đã không tận dụng Binh pháp Tôn Tử một cách đúng đắn.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể thắng một vài trận chiến, nhưng cuối cùng, thế giới sẽ không để Trung Quốc đi đến tham vọng cuối cùng. Tập Cận Bình và các cố vấn của ông đã không tính đến việc đối thủ của Trung Quốc sẽ phản ứng quá nhanh trước thái độcủa Bắc Kinh.
Chính quyền Bắc Kinh dưới thời ông Tập đã không ngại đụng độ trực tiếp với Ấn Độ ở khu vực biên giới vùng Ladakh, ngầm cảnh báo rằng nước này không ngại giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp bạo lực. Cuộc đụng độ biên giới hồi tháng 6 giữa Trung Quốc và Ấn Độ, dẫn đến cái chết của khoảng 20 binh sĩ Ấn Độ, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên lãnh thổ tranh chấp. Hiện xung đột đã tiến triển thành một cuộc đối đầungày càng gay gắt về thương mại, công nghệ, đầu tư và địa chính trị.
Đáp trả Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cấm ít nhất 59 ứng dụng di động Trung Quốc, gồm cả TikTok - một trong những tâm điểm nóng trong quan hệ Mỹ - Trung gần đây. Ngoài ra, Ấn Độ tiếp tục thắt chặt các hạn chế với các công ty Trung Quốc đang tìm cách cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho chính phủ như một hình thức trả đũa kinh tế tăng cường với Bắc Kinh. Mới đây nhất, các công ty dầu nhà nước Ấn Độ đã ngừng thuê tàu chở dầu Trung Quốc để vận chuyển dầu thô và các sản phẩm của họ.
Trong bối cảnh cuộc đụng độ tại biên giới Trung - Ấn, đây dường như là một nỗ lực nhằm nhen nhóm lại vấn đề Tây Tạng, điều mà Ấn Độ đã làm nhiều lần mỗi khi có xung đột với Trung Quốc. Tất nhiên đây là tin tốt đối với các nhà hoạt động Tây Tạng, những người đã tìm kiếm sự hỗ trợ tích cực của Ấn Độ trong một thời gian dài.
Được biết, tranh chấp dai dẳng cả thế kỷ trong quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh, từng bùng nổ thành một cuộc chiến lớn vào năm 1962 khiến Ấn Độ chịu tổn thất nặng nề. Cuộc chiến này là một loạt xung đột liên quan đến tranh chấp biên giới, có liên quan đến việc biên giới giữa Ấn Độ thuộc Anh và vùng Tây Tạng không được phân định rõ ràng.
Tại hội nghị Simla năm 1913-1914, thống đốc Anh Henry McMahon ấn định ranh giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng theo "đường McMahon" nhằm nới rộng vùng kiểm soát của Anh và tạo ra một số vùng đệm. Các đại diện Anh và Tây Tạng tại hội nghị thông qua đường ranh giới này, tuy nhiên phía Trung Quốc đã từ chối ký hiệp định vì khẳng định Tây Tạng thuộc chủ quyền của mình và “đường McMahon” vô giá trị.
Sau khi giành độc lập năm 1947, Ấn Độ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (được thành lập năm 1949) vẫn chưa thể cùng nhau giải quyết vấn đề biên giới. Ấn Độ tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình theo "đường McMahon".
Chính quyền Ấn Độ dưới thời cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã thúc đẩy khẩu hiệu "Ấn Độ và Trung Quốc là anh em" nhưng cũng đồng thời áp dụng chính sách "tiến tới" khi bố trí các tiền đồn quân sự ở khu vực biên giới ngay sau khi Trung Quốc kiểm soát Tây Tạng vào năm 1950.
Tuy vậy, một kháng nghị về Tây Tạng từ Ấn Độ đã được gửi tới Liên Hợp Quốc vào năm 1950, kêu gọi cơ quan quốc tế này cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề Tây Tạng, chỉ ra một thực tế là “người Tây Tạng khác biệt về chủng tộc, văn hóa và địa lý so với người Trung Quốc”.
“Những diễn biến ở Tây Tạng cũng đang che mắt thế giới. Là một dân tộc tận tụy với các nguyên lý của Phật giáo, người Tây Tạng từ lâu đã tránh xa chiến tranh, ủng hộ hòa bình, cũng như không can dự vào công việc của các quốc gia khác”, văn kiện nêu rõ và nhấn mạnh rằng người Trung Quốc "đã hoàn toàn hiểu sai ý nghĩa của mối quan hệ hữu nghị và phụ thuộc lẫn nhau tồn tại giữa Trung Quốcvà Tây Tạng”.
Đến năm 1951, đại diện Tây Tạng dưới sức ép của quân đội Trung Quốc đã ký một Hiệp ước 17 điểm với chính quyền trung ương Trung Quốc xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng. Hiệp ước được phê chuẩn tại Lhasa ít tháng sau đó. Khu tự trị Tây Tạng được thành lập năm 1965, và từ đó Tây Tạng trở thành một đơn vị hành chính ngang với cấp tỉnh tại Trung Quốc.
Vấn đề Tây Tạng kể từ đó vẫn chưa được Liên Hợp Quốc quan tâm một cách “triệt để”. Đây có thể được cho là một chiến thắng cho phía Trung Quốc dựa trên kế sách của Binh pháp Tôn Tử -“giành chiến thắng mà không cần đổ máu”. Nhưng ngày nay, nếu Trung Quốc vẫn ngoan cố tiếp tục xâm lấn lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh hoặc nếu các tướng lĩnh của Bộ Tư lệnh Chiếnkhu Tây bộ Trung Quốc quyết tâm dạy cho Ấn Độ “nhiều bài học hơn” tại biên giới, thì có rất nhiều tranh chấp vốn chưa được giải quyết thỏa đáng sẽ được khởi động trở lại.
Đáng chú ý, một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ mới đây đã đề trình nghị quyết tại Thượng viện lên án sự hung hăng của Trung Quốc với Ấn Độ nhằm thay đổi hiện trạng tại Đường kiểm soát thực tế (LAC). Nghị quyết cáo buộc quân đội Trung Quốc quấy rối các cuộc tuần tra của Ấn Độ cũng như tăng cường triển khai quân đội và xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu vực tranh chấp.
Chỉ trong vòng 6 tháng trở lại đây, những hành động “quá mức” hoặc “sai lầm” của chính quyền Bắc Kinh dưới thờicủa Chủ tịch Tập Cận Bình đã hoàn thành những gì mà Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể làm trong gần 4 năm nhiệm kỳ đó là thúc đẩy cả thế giới đoàn kết chống lại mối lo ngại từTrung Quốc.
Có thể kể đến một số bước đi sai lầm điển hình như sự thất bại trong chiến dịch “ngoại giao khẩu trang”, xuất khẩu lượng lớn vật tư y tế sang nhiều nước khác nhằm “nâng cao hình ảnh trên trường quốc tế” trong bối cảnh các nước đang đối phó với COVID-19.
Bắc Kinh cũng bị nhiều nước lên án khi áp luật an ninh mới với 7,3 triệu người tại đặc khu hành chính Hồng Kông. Ngoài ra, tâm điểm chỉtrích Trung Quốc cũng hướng về các hành động bành trướng và bắt nạt các quốc gia láng giềng yếu thế” trên Biển Đông, khai thác hải sản quá mức dẫn đến ảnh hưởng tới hệ sinh thái tại nhiều vùng biển quốc tế.
Hiện ngày càng có nhiều quốc gia nhận thức được mối đe dọa tồn vong từ Trung Quốc đối với trật tự thế giới dân chủ, tư bản tự do sau chiến tranh. Các nước phương Tây đã từng cố gắng hợp tácvới Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ thất vọng. Nay phương Tây buộc phải phản kháng, làm không gian hành động của Trung Quốc ngày càng thu hẹp.
Hoàng Vũ (theoNews Intervention)