''Quá tuyệt vời! Thật sung sướng khi cảm nhận được thứ bạn mất trong nhiều năm. Nó gần như cảm giác của cánh tay bình thường", Dennis Aabo Sorensen người đầu tiên thử nghiệm thiết bị thốt lên khi bàn tay giả của anh cảm nhận được xúc giác.
Bị mất bàn tay trái khi bắn pháo hoa cách đây 10 năm, Sorensen nghĩ sẽ không bao giờ cảm nhận bất cứ thứ gì từ bàn tay này nữa. Song năm ngoái anh đã lấy lại xúc giác khi được gắn bàn tay sinh học, có thể “cảm nhận” nắm bắt và xác định các vật thể ngay cả khi bị bịt mắt. Anh có thể cảm nhận hình dạng cơ bản của một cái chai, sự khác biệt độ cứng giữa một quả quýt và một quả bóng chày.
Thiết bị nguyên mẫu với dây thần kinh ở tay, làm mờ ranh giới giữa cơ thể và máy móc, có thể nhận ra chuyển động cơ bắp của cánh tay; được kỳ vọng là cuộc cách mạng trong cuộc sống của người tàn tật.
Các thông tin về bàn tay sinh học trong một tháng thử nghiệm, bao gồm các kết quả xét nghiệm tập trung hàng ngày, đã được các nhà nghiên cứu từ Ý, Thụy Sĩ, Đức, Anh và Đan Mạch báo cáo trên tạp chí Science Translational Medicine hôm thứ Tư.
Alastair Ritchie, chuyên gia công nghệ sinh học, Đại học Nottingham, không thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết thiết bị là một bước tiến hợp lý nhưng cần thêm các thử nghiệm lâm sàng và xem xét nhiều trường hợp hơn để xác định thêm về khả năng hoạt động.
Thiết bị LifeHand 1, công bố năm 2009, không được cấy ghép vào bệnh nhân mà chỉ kết nối thông qua điện cực.
Bàn tay sinh học, gọi là LifeHand 2 là sự kết hợp tinh vi mạng lưới nội thần kinh, robot và khoa học máy tính tạo ra cảm giác sống động như thật.
Điện cực siêu mỏng được cấy ghép vào dây thần kinh trước khi gắn vào bàn tay robot. Các cảm biến đo sự căng thẳng trong dây chằng trên mỗi ngón tay để đánh giá lực dùng để nắm bắt vật thể khác nhau trong khi các thuật toán máy tính chuyển thành tín hiệu mà các dây thần kinh có thể nhận biết được. Cuối cùng là thu nhỏ thiết bị làm sạch đường dẫn cáp. Tuy có tiến bộ đáng chú ý song LifeHand 2 không thể phản hồi tín hiệu cảm giác - yếu tố kỹ năng quan trọng của con người.
Thách thức hiện nay là đảm bảo hệ thống có thể cấy ghép trên nhiều bệnh nhân và duy trì trong nhiều tháng.
Mục tiêu cuối cùng là rút ngắn thời gian thực hành lâm sàng trong năm, 6 hoặc 7 năm chỉ còn 2-3 năm và có thể hoạt động lâu dài trên đa số bệnh nhân.
Giả sử thử nghiệm lâm sàng có tiến triển tốt, nhóm nghiên cứu có thể tìm kiếm đối tác thương mại.
Tuy vậy, mối lo ngại lớn vẫn là chi phí. Vì dù phẫu thuật cấy ghép các điện cực là khá đơn giản, có thể giảm bớt phần nào chi phí y tế, nhưng thiết bị công nghệ cao lại không hề rẻ.
Thùy Anh (theo Reuters)
Các tin nóng khác:
Mỹ thách thức “đường 9 đoạn” của Trung Quốc
Tập Cận Bình coi Hàn Quốc là bạn, Nhật Bản là thù
Bắc Kinh tấn công thô bạo tổng thống Philippines
Quân đội Trung Quốc và thảm họa chính sách một con
Nhật sẽ đánh bại Trung Quốc nếu xảy ra xung đột ở Senkaku
Hoa Kỳ trước thách thức chiến lược của Trung Quốc tại Á châu
Mỹ sẽ tham chiến nếu Trung Quốc gây xung đột trên biển
Ngoại trưởng Đức: “Đảng phái chính trị là mối đe dọa hòa bình”