“Nước ngoài không có chu kỳ lặp lại sốt giá, nhưng tại Việt Nam, năm 1990 – 1992 đất tăng gấp 10 lần, năm 2000 – 2002 tăng gấp 10 lần, cứ thế tăng lên và giờ đã tăng rất nhiều lần”, GS Đặng Hùng Võ nói.

GS Đặng Hùng Võ: Mỗi lần sốt đất, giá lại tăng gấp 10 lần

Lam Thanh | 10/05/2022, 10:05

“Nước ngoài không có chu kỳ lặp lại sốt giá, nhưng tại Việt Nam, năm 1990 – 1992 đất tăng gấp 10 lần, năm 2000 – 2002 tăng gấp 10 lần, cứ thế tăng lên và giờ đã tăng rất nhiều lần”, GS Đặng Hùng Võ nói.

Mỗi lần sốt đất giá tăng gấp 10

Tại hội thảo: "Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cần xác định bàn về câu chuyện huy động nguồn vốn bất động sản theo nghĩa nào? Chỉ mỗi câu chuyện siết tín dụng hay bàn cả câu chuyện dài hơn là thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng cung cầu mất cân đối. Trong đó nguồn cầu này chủ yếu đến từ kinh doanh kiếm lợi nhuận.

“Thực tế là do thiếu thu nhập nên người ta lao vào kinh doanh bất động sản, hình thức này vừa mang tính chất ảo, vừa mang tính thật. Chính vì thế, nếu chúng ta tiếp tục siết tín dụng vào bất động sản thì nguồn cung sẽ càng giảm và thiếu so với nguồn cầu đang tăng”, ông Võ nêu.

Ông Võ nêu ví dụ, năm 1980 Nhật Bản rơi vào sốt giá, cơn sốt trên thị trường bất động sản đã khiến thị trường chứng khoán Nhật Bản hình thành bong bóng; năm 1997 tại Thái Lan, thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng đã gây nên khủng hoảng tài chính toàn ASEAN; năm 2008, khủng hoảng Mỹ do áp dụng cơ chế thế chấp gây khủng hoảng toàn cầu, ngân hàng Mỹ đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để cứu thị trường. Ở Việt Nam đã nhìn thấy sự tàn phá của lạm phát 2009 - 2010 tại Việt Nam đã làm thị trường rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

“Chúng ta cần suy xét cẩn thận nguồn thu từ đất, để tránh sốt đất không lặp đi lặp lại sốt giá. Nước ngoài không có chu kỳ lặp lại sốt giá, nhưng tại Việt Nam, năm 1990 – 1992 đất tăng gấp 10 lần, năm 2000 – 2002 tăng gấp 10 lần, cứ thế tăng lên và giờ đã tăng rất nhiều lần”, ông Võ nói.

dhv.jpg
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT

Theo ông Đặng Hùng Võ, trong các nguồn vốn vào thị trường bất động sản, chúng ta có chủ trương huy động dòng tiền từ dân, đây là chủ trương tốt, nhưng quan trọng việc huy động dòng tiền như thế nào. Còn vốn tín dụng đang khuyến khích cho các nhà đầu tư vay làm hạ tầng, bây giờ mới bắt đầu mở ra thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu,… Do đó, chúng ta có thể sáng kiến ra nhiều phương thức huy động vốn, nhưng phải kiểm soát việc huy động này một cách cẩn thận.

Cần "bác sĩ doanh nghiệp

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng thị trường cần phát triển bền vững, an toàn nhưng bối cảnh hiện nay, không có sự an toàn tuyệt đối mà phải theo phương thức quản trị rủi ro. Nhìn từ quan điểm này sẽ định hướng chúng ta đưa ra biện pháp cụ thể.

““Hạ cánh mềm” - tạo điều kiện không bóp nghẹt thị trường. Nếu các gọng kìm cùng siết lại thì thị trường không thể phát triển được. “Nắn dòng chảy” nhưng khơi thông chứ không bóp nghẹt”, ông Lộc nói.

Để giải quyết được vấn đề dòng vốn cho thị trường bất động sản, ông Lộc cho rằng cần sự quan tâm đồng hành của 3 chủ thể: quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, liên kết của các doanh nghiệp.

Về quản lý nhà nước, cần tăng cường quản lý đất đai, kinh doanh bất động sản, có cơ chế điều tiết phù hợp, sửa đổi các luật liên quan, tăng cường minh bạch thị trường, xây dựng ngay pháp lý bất động sản kiểu mới cùng các thiết chế tài chính phi ngân hàng khác… Tạo điều kiện thúc đẩy, bổ sung và cụ thể hóa các loại hình bất động sản mới. Xếp hạng tín nhiệm, duy trì kỷ luật với các công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, đề cao các chuẩn mực, đề cao trách nhiệm xã hội, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nâng cao khả năng quản trị, nâng cao tầm vóc.

Các hiệp hội trở thành định chế quan trọng cùng với quản lý nhà nước, nâng cao trình độ doanh nghiệp, nâng cao minh bạch, đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực chuyên môn, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xây dựng nền tảng tư vấn và công khai giao dịch trên nền tảng của hiệp hội. Vai trò của hiệp hội rất quan trọng và cần được đề cao hơn nữa trong thời gian tới.

Cuối cùng, theo ông Lộc, trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bị xử lý hình sự sẽ khiến cho hệ thống doanh nghiệp rơi vào khó khăn, ảnh hưởng đến nền kinh tế, do đó việc bảo vệ các doanh nghiệp là rất quan trọng.

Ông Vũ Tiến Lộc cho hay, trên thế giới, nhiều doanh nghiệp bị đổ vỡ, chính phủ của họ còn sẵn sàng bỏ tiền ra mua lại doanh nghiệp. Nhà nước ta chưa làm được như thế thì cũng nên có tổ công tác đặc biệt, ngắn hạn giúp trấn an doanh nghiệp, giúp họ tìm ra giải pháp, bảo vệ nhà đầu tư.

“Chúng ta cần có “bác sĩ doanh nghiệp”, để khi doanh nghiệp ốm đau, sẽ có bác sĩ chữa. Hiệp hội có thể thành lập tổ chức trấn an các doanh nghiệp bất động sản khi gặp khó khăn, để điều chỉnh tái cấu trúc. Việc xử lý nghiêm minh các cá nhân vi phạm thì vẫn nghiêm minh còn việc bảo vệ doanh nghiệp vẫn phải bảo vệ”, ông Lộc chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GS Đặng Hùng Võ: Mỗi lần sốt đất, giá lại tăng gấp 10 lần