Theo các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư, tình trạng “đô thị rỗng” và sự nhạt nhòa trong văn hóa làng tại nông thôn là những hệ lụy của quá trình đô thị hóa mà Hà Nội đang phải đối mặt sau khi mở rộng địa giới hành chính.

Hà Nội đang chịu sức ép từ ‘đô thị rỗng’

Thu Anh | 10/09/2016, 07:29

Theo các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư, tình trạng “đô thị rỗng” và sự nhạt nhòa trong văn hóa làng tại nông thôn là những hệ lụy của quá trình đô thị hóa mà Hà Nội đang phải đối mặt sau khi mở rộng địa giới hành chính.

Với vị trí nằm ngay tại khúc uốn của sông Hồng, Hà Nội là một trong những thủ đô lâu đời nhất của khu vực Đông Nam Á. Trải qua nhiều thế kỷ, thành phố dần hình thành mạng lưới làng xã dày đặc.Cùng với sự mở cửa kinh tế những năm 80, Hà Nội gặp nhiều trở ngại để mở rộng địa giới khithiếu một thị trường nhà đất thực thụ, mật độ quá cao, một chính sách tự cung tự cấp lương thực hạn chế việc thu hồi đất và trở ngại về vấn đề thủy văn tại vùng châu thổ vốn đã rất dễ bị ảnh hưởng này.

Kể từ đầu thiên niên kỷ mới, sự thay đổi nhanh chóng do các cơ quan chính quyền và các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản trong vàngoài nước tạo ra trong lĩnh vực xây dựng và quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội đã đặt ra vấn đề tạo sự hòa nhập cho các làng xóm trong quá trình đô thị hóa tại chỗ, duy trì vành đai xanh và phòng chống lũ lụt.

Đặc biệt, năm 2008, khi sápnhập Hà Tâyđể thực hiện mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội bắt đầu bước vào quá trình hình thành vùng đô thị khiến đô thị hóa ở Hà Nội gặp nhiều trở ngại.

Trước những thách thức này, các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu đã cùng nhau ngồi lại, bàn bạc, phân tích tại buổi hội thảo “Hà Nội, vùng đô thị lớn trong tương lai” diễn ra tại Hà Nội trong khuôn khổ triển lãm “Hà Nội – thủ phủ tương lai”.

Quá trình đô thị hóa đang để lại những hệ lụy không đáng có (Ảnh: Thu Anh)

Theo TS Nhân họcNguyễn Văn Sửu(Đại học Quốc gia Việt Nam), tốc độ xây dựng ở Hà Nội như hiện nay đã để xảy ra tình trạng “đô thị rỗng” - không có người ở bởi giá bán quá đắt khiến nhiều người e ngại. Vì vậy, trước tình trạng “rỗng” như hiện nay thì nông dân cũng khó có cơ hội kinh doanh.

Hệ lụy dễ nhận ra nhất mà “đô thị rỗng” đem lạiphải kể đến tình trạng thất nghiệp của một số nông dân, kéo theo các tệ nạn xã hội… Đồng thời, những vấn đề về môi trường, giao thông… cũng trở thành sức ép đối với chính quyền TP.Hà Nội.

TheoTS Nguyễn Văn Sửu, chúng ta không thể phủ nhận những vấn đề nông dân đượcthụ hưởng trong quá trình đô thị hóa như: chất lượng cuộc sống nâng cao, được đền bù tiền (có người đã đổi đời)… nhưng mặt trái của đô thị hóa cũng khiến họ phải đối mặt với nhiều thứ: mất nghề truyền thống, thất nghiệp, tệ nạn xã hội.

Điển hình như vùng Hoài Đức mà ông Đào Thế Anh – TS Kinh tế nông nghiệp và Hệ thống nông nghiệp (Phó tổng giám đốc FCRI và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp - CASRAD) lấy làm ví dụ. Cụ thể, đất nông nghiệp bị lấy đi vàbiến thành khu đất đô thị sẽkhiến người dân khó trồng cấy, dẫn đến tình trạng thất nghiệp kéo dài.

Trước những ví dụ nêu ra, các chuyên giacho rằng quá trình đô thị hóa đang “cướp” đi bản sắc văn hóa làng. Những giá trị nông thôn đang dần bị phá vỡ khi diện tích không gian đang bị thu hẹp ngày một nghiêm trọng.

Ngay như trong khu phố cổ Hà Nội, xưa kia mỗi phố là một phố nghề nhưng ngày nay đều bị chuyển đổihoặc thu hẹp quy mô và mất dần. Một số phố hiếm hoi như Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Đường, Lò Rèn… còn giữ nghề với quy mô nhỏ. Còn các phố khác như: Hàng Gai, Hàng Bông… giờ chuyển sang bán các mặt hàng khác, không còn liên quan đến những gì đặc trưng của phố nghề xưa. Như vậy, những giá trị di sản mất đitrong quá trình đô thị hóa cũng khiến nhiều chuyên gia phải đau đầu để đưa ra lời giải thỏa đáng.

Trước vấn đề này, giữa hai thành phố Touluse (Pháp) và Hà Nội đã có chính sách hợp tác cấp địa phương được phát triển từ 20 năm nay nhằm bảo vệ các di sản vật thể và phi vật thể hình thành nên khu phố cổ: kiến trúc, đô thị, văn hóa, nghề thủ công… Tuy nhiên,khi đưa vào hoạt động, chính sách vẫn còn nhiều hạn chế.

Trước quá trình đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, quan điểm chung của các chuyên gia trong buổi hội thảo chính là việclựa chọn được mô hình phát triển phù hợp vàcần có sự chung tay của các bộ ngành liên quan.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội đang chịu sức ép từ ‘đô thị rỗng’