Từ năm học 2017-2018, Hà Nội dự kiến sẽ áp dụng mức học phí mới tại các cơ sở giáo dục công lập, mức tăng tùy thuộc vào từng khu vực.

Hà Nội đề xuất tăng học phí các cấp, phụ huynh chỉ quan tâm chất lượng giáo dục

Hải Yến | 03/05/2017, 14:10

Từ năm học 2017-2018, Hà Nội dự kiến sẽ áp dụng mức học phí mới tại các cơ sở giáo dục công lập, mức tăng tùy thuộc vào từng khu vực.

Ông Nguyễn Viết Cẩn,Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Sở GD-ĐT Hà Nội) khẳng định, hiện nay Sở chỉ mới xây dựng tờ trình để đề xuất việc tăng học phí gửi lên UBND thành phố Hà Nội chờ sự đồng thuận. Mức đề xuất học phí được Sở GD-ĐT Hà Nội quy định ở từng khu vực như sau: thành thị là 110.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 30.000 đồng/tháng/học sinh),nông thôn là 55.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 15.000 đồng/tháng/học sinh),miền núi là 14.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 4.000 đồng/tháng/học sinh).

Cũng theo ông Cẩn, mục đích của việc tăng học phí là để tiếp tục tái đầu tư vào giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho sự phát triển chung của xã hội. Các diện chính sách dành cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèosẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tăng học phí vì các đối tượng này đã được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Ngọc Quangcó con đang học tại trường Tiểu học Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội nói rằngviệc tăng học phí ở Hà Nội tại các cấp học không chỉ là lần đầu. Mức học phí70.000 đồng/tháng cũngkhông đáng kể so với mức thu nhập của gia đình anh. Việc anh Quang chú ý chính là tăng học phí thì học sinh có được hưởng những cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp hay không, vì ngay từđầu năm phụ huynh đã đónghàng loạt các khoản như: tiền điều hòa, máy chiếu, tiền quỹ lớp... "Tiền tăng học phí sẽ được dùngvào cơ sở vật chất hay là để tăng lương cho giáo viên? Việc này có giúp cho chất lượng giáo dục thay đổi hay không, hay tăng học phí rồi dẫn đến việc lãng phí cơ sở vật chất ở các trường công lập?",anh Quang đặt câu hỏi.

Đồng quan điểm với anh Quang, chị Phương Mai - một phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Nam Từ Liêm cho hay: "Tăng học phí mà cơ sở vật chất không được cải thiện thì rất khó để phụ huynh cho con vào học.Trong khi đó, mức học phígiữa trường công lập và trường chất lượng cao không quá chênh lệch, phụ huynh sẽ muốn chocon mìnhhọc trong môi trường học tập có cơ sở vật chất đầy đủ như bể bơi, sân chơi, sân thể dục... hơn là cho con học tại các trường công lập khá chật hẹp".

Chị Nguyễn Thị Thắng (Long Biên) cho rằng việc tăng học phí tại các trường công lập hiện nay chỉ cải thiện đượcchương trình giảng dạy ở các môn như tiếng Anh, ngoại khóa... chứ khôngmở thêm các cơ sở vật chất như bể bơi, sân bóng chuyền... nên cần tính toánviệc tăng học phí sao cho thuyết phục. "Tăng học phí vậy chất lượng có tăng không? Hiện nay các trường công lập chất lượng cao mới chỉ chú trọngđầu tư cơ sở vật chất chứ chưa quan tâm nhiều đến chất lượngchương trình giảng dạy. Tôi thấy chương trình ở trường này với chương trình ở trường công lập bình thường không khác nhau là mấy. Chính vì vậy, phụ huynh sẽ rất cân nhắc khi cho con theo học ở đây", chị Thắng khẳng định.

Chiasẻvề quan điểm của mình, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng học phí tại các trường ở Hà Nội so với các tỉnh thành khác là khá cao, thậm chí gấp đôi. "Hà Nội cần minh bạch cả về thu - chi lẫn chất lượng giảng dạy tại các trường công lập chất lượng cao. Các tiêu chí phải rõ ràngchứ không phảitận dụng cơ sở vật chất tốt hay tăng vài tiết dạy là được. Cần xem xét thấu đáo bối cảnh thu nhập của các gia đình hiện nay, chứ không thể trường công lập mà chỉdành cho học sinh "con nhà giàu"theo học, như thế là bất bình đẳng”, ông Nhĩ cho hay.

Chỉ còn vài thánglà năm học 2016-2017 sẽ kết thúc, các trường cũng đangchuẩn bị cho một năm học mới. Kế hoạch tuyển sinh, học phí cũng như chất lượng đào tạo sẽ luôn là "đề tài nóng" màcác phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nếu như các trường công lập không chịu "chuyển mình" thì sẽ rất khó khăn trong công táctuyển sinh.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội đề xuất tăng học phí các cấp, phụ huynh chỉ quan tâm chất lượng giáo dục