Trái với người phó của mình là Nguyễn Cao Kỳ thủa còn làm việc chung ở Phủ Đầu Rồng tức Dinh Độc Lập, Nguyễn Văn Thiệu trên cương vị tổng thống của nền đệ nhị cộng hòa trong chuyện tình ái có phần kín kẻ hơn, đúng với bản chất của một tay hoạt đầu chính trị gặp thời. Nếu Nguyễn Cao Kỳ “phổi bò”, đúng chất võ biền của con nhà tướng bất đắc dĩ nhảy ra làm chính trị nên trong chuyện “cua gái” cũng tỏ ra hào hoa, phong nhã, thích được người ta ca ngợi là một người đàn ông có nhiều “tuyệt chiêu” ch

Hai cuộc tình ngoài nhân gian của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Một Thế Giới | 29/01/2015, 11:04

Trái với người phó của mình là Nguyễn Cao Kỳ thủa còn làm việc chung ở Phủ Đầu Rồng tức Dinh Độc Lập, Nguyễn Văn Thiệu trên cương vị tổng thống của nền đệ nhị cộng hòa trong chuyện tình ái có phần kín kẻ hơn, đúng với bản chất của một tay hoạt đầu chính trị gặp thời. Nếu Nguyễn Cao Kỳ “phổi bò”, đúng chất võ biền của con nhà tướng bất đắc dĩ nhảy ra làm chính trị nên trong chuyện “cua gái” cũng tỏ ra hào hoa, phong nhã, thích được người ta ca ngợi là một người đàn ông có nhiều “tuyệt chiêu” ch


Ngược lại, Nguyễn Văn Thiệu cũng khoái “ăn vụng” nhưng “ăn vụng trong bóng tối, cũng thích “cua gái” nhưng “cua gái” bằng những tính toán, mưu mô thâm hiểm và giấu rất kỹ. Tuy nhiên, ở Sài Gòn trước năm 1975 chuyện “ăn vụng” của Nguyễn Văn Thiệu vẫn bị phát hiện, có điều do ở cương vị tổng thống đương thời, thế lực trùm thiên hạ nên những bê bối tình ái này được đám đàn em thân tín, vây cánh của Thiệu cố gắng dàn xếp, bưng bít nên ít được xì ra.
Nhưng ở đời, “cây kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Cuộc đời, ái tình, sự nghiệp của TT Nguyễn Văn Thiệu dài như một cuốn tiểu thuyết diễm tình, chỉ riêng phần ái tình “ngoài nhân gian” ít nhất có 2 mỹ nhân đã được ghi nhận là “vợ ngoài luồng” của ông ta được dư luận biết đến. Đặc biệt cả 2 “chuyện tình” này đều rất ly kỳ, thuộc vào loại “thâm cung bí sử” của ông chủ Phủ Đầu Rồng trước năm 1975.
Nàng Oanh ở bến Sông Cầu, Phú Yên
Năm 1954, Nguyễn Văn Thiệu lúc đó là thiếu tá, tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn địa phương quân đóng tại Sông Cầu, Phú Yên. Mỗi ngày vị thiếu tá tiểu đoàn trưởng bảnh trai, oai vệ đều có dịp đi ngang bến Sông Cầu và trong một lần rất tình cờ, thiếu tá Thiệu đã gặp một cô gái rất đẹp, có gương mặt lai Tây, da trắng, dáng cao rõ ràng là một hoa khôi trong vùng. Ngay lần gặp đầu tiên, thiếu tá Thiệu đã “kết mô đen” cô gái lai Tây đẹp ngời ngời này. Cất công tìm hiểu gia thế cô gái, Thiệu được biết cô là con gái của một góa phụ, người địa phương, gia cảnh nghèo khổ. Cô gái tên Oanh nên thường được gọi là nàng Oanh.
Sau vài lần lui tới viếng thăm, thiếu tá Thiệu chiếm được cảm tình của người đẹp và bà mẹ nghèo lam lũ. Dưới mắt hai mẹ con, viên thiếu tá tiểu đoàn trưởng oai vệ, đẹp trai, người Phan Rang nói được hai thứ tiếng Pháp, Anh lưu loát là một mẫu đàn ông lý tưởng. Do đó việc nàng Oanh từ chỗ cảm phục đi đến yêu say đắm viên thiếu tá đẹp trai chỉ là “một việc phải đến đã đến”. Ngược lại thiếu tá Thiệu dù đã có vợ là Mai Anh ở nhà, nhưng là người lính trong thời chiến, rày đây mai đó chẳng biết sống chết thế nào, lại xa vợ con, thiếu thốn tình cảm nên trước một cô gái trẻ trung, xinh đẹp như nàng Oanh chẳng khác nào một thỏi nam châm có sức hút mãnh liệt trái tim hạn hán của chàng lính trẻ xa nhà, thiếu thốn tình cảm. Và chuyện gì phải đến đã đến, họ trở thành một đôi tình nhân hết sức lãng mạn của những đêm trăng đẹp tại bến Sông Cầu.
Hai cuoc tinh ngoai nhan gian cua Tong thong Nguyen Van Thieu-hinh-anh-1
 
Giữa lúc cuộc tình của viên thiếu tá tiểu đoàn trưởng và cô gái lai Tây tại bến Sông Cầu ngày càng trở nên thắm thiết thì đùng một cái, thiếu tá Thiệu được lệnh chuyển quân. Thời gian chia tay ngắn ngủi, nàng Oanh cũng chỉ biết tin theo những lời thề non, hẹn biển của viên thiếu tá hứa chắc như đinh đóng cột rằng sẽ quay trở lại bến Sông Cầu một ngày không xa. Nhưng rồi không biết bao nhiêu mùa trăng treo trên bến Sông Cầu có người con gái vẫn luôn mong ngóng bóng hình viên thiếu tá quay trở lại mà hình bóng ấy vẫn mãi mịt mù, chẳng khác nào bóng chim tăm cá.
Cuộc chia tay đầy nước mắt
Thời cuộc biến chuyển, thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu cũng bị xoay theo những cơn lốc lịch sử và cuộc đời binh nghiệp rày đây mai đó theo những cuộc hành quân vạn dặm mà mỗi ngày mỗi xa hình bóng cô gái ở bến Sông Cầu đã từng khóc hết nước mắt trong ngày chia tay. Giờ đây thiếu tá Thiệu đã thăng trung tá, có lẽ ông ta cũng chẳng còn nhớ gì đến ánh mắt của nàng Oanh, bom đạn chiến tranh đã xóa nhòa tất cả và trái tim của trung tá Thiệu giờ là trung đoàn trưởng chắc cũng không còn khoảng trống để chứa tình cảm của cô gái mà hình bóng đã nhạt nhòa ở tận cuối chân trời. Huống chi con đường binh nghiệp của Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang gặp thuận lợi, còn có cơ hội để tiến xa trong tương lai mà đối với Thiệu công danh sự nghiệp là trên hết, tình cảm chỉ là chuyện gia vị của một bữa ăn đời thường trên bước đường binh nghiệp.
Quả nhiên, thời cuộc biến chuyển rất nhanh sau năm 1954, Bảo Đại bị truất phế, Ngô Đình Diệm từ thủ tướng lên làm tổng thống của nền đệ nhất cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu cũng như nhiều sĩ quan binh lính của Pháp chuyển sang lính của Việt Nam Cộng Hòa và năm 1955 Thiệu thăng cấp đại tá, giữ chức Chỉ huy trưởng trường Võ bị Đà Lạt, một trường “đại học” chuyên đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp mà sinh viên phải tốt nghiệp tú tài đôi mới được gọi vào học, khi ra trường được móc luôn lon thiếu úy không qua cấp chuẩn úy như sĩ quan trừ bị Thủ Đức và có thể lên tới cấp tướng. Năm 1962 Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 Bộ binh. Và chỉ 1 năm sau đó, 1963, Nguyễn Văn Thiệu tham gia vào nhóm tướng lãnh đảo chánh kéo quân về vây Đinh Độc Lập lật đổ Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chánh thành công, anh em Diệm Nhu bị giết, Nguyễn Văn Thiệu cũng đóng góp công lao vào vụ lật đổ này nên được phong tướng rồi nhảy luôn vào chính trường và chỉ một thời gian sau do biến chuyển của thời cuộc, Nguyễn Văn Thiệu lên làm Quốc trưởng của nền đệ nhị cộng hòa. Nấc thang danh vọng và quyền lực của Thiệu như vậy là đã lên đến tột đỉnh. Lúc này chắc chắn Nguyễn Văn Thiệu chẳng còn nhớ gì đến nàng Oanh ở bến Sông Cầu ngày xưa.
Từ Kế Tường
(còn tiếp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai cuộc tình ngoài nhân gian của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu