Hơn 60 năm tồn tại, quán cà phê vợt bằng thiếc nằm ở con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận) chưa từng đóng cửa hay ngừng hoạt động một lần. Nhiều người đến uống vì muốn tìm lại một chút hồn của Sài Gòn xưa.

Hoài niệm Sài Gòn xưa bên ly cà phê vợt

Một Thế Giới | 29/01/2015, 09:14

Hơn 60 năm tồn tại, quán cà phê vợt bằng thiếc nằm ở con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận) chưa từng đóng cửa hay ngừng hoạt động một lần. Nhiều người đến uống vì muốn tìm lại một chút hồn của Sài Gòn xưa.

Chủ quán là ông Đặng Ngọc Côn (SN 1935), bà Phạm Ngọc Tuyết (SN 1940). Hai ông bà đã truyền nghề lại cho con cháu đến đời thứ ba. Quán mở cửa từ năm 1954, sau năm 1975, gia đình chuyển về sinh sống tại con hẻm nhỏ này và tiếp tục nghề cha truyền con nối. Vợ chồng ông Côn và con cháu thay phiên nhau bán cả ngày lẫn đêm. Ông và vợ thường làm việc ban ngày, đêm để cho con trai trông coi. Quán đã trở thành điểm hẹn của nhiều thế hệ khách khác nhau của người Sài thành.

“Dạo trước, ban đêm quán còn đóng cửa, tầm 3 giờ sáng mới mở để những người đi làm sớm và những cụ ông, cụ bà tập thể dục ghé qua ngồi nhâm nhi. Về sau, thấy khách yêu cầu nên chúng tôi mở cửa 24.24. Cà phê ở đây phải tự mình chọn hạt mang về rang xay, pha với bí quyết riêng chứ lấy cà phê bột bỏ mối, mình không an tâm, sợ họ bỏ thêm tạp chất. Một ngày tôi không thể nào đếm xuể lượng khách đến uống, có cả người lớn tuổi, trung niên, thanh niên, học sinh nữa”, bà Tuyết cho biết.
Hoai niem Sai Gon xua ben ly ca phe vot-hinh-anh-1
 
Chia sẻ về bí quyết pha cà phê ngon, bà Tuyết bật mí: “Khác với cà phê phin, cà phê vợt bằng thiếc cho vào một túi vợt dài chừng 25cm, đường kính miệng khoảng 10cm, sau đó đổ nước sôi rồi đun cà phê liên tục bằng bếp than. 
Những thao tác nhìn tưởng chừng đơn giản vậy nhưng người làm phải mất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, dùng nước sôi để trụng sạch vợt rồi cho cà phê xay nhuyễn vào. Sau đó nhúng vô ấm nước đang sôi, lấy đũa khuấy đều vài lần rồi đậy nắp ấm lại, để chừng mười phút mới có thể rót ra ly. Làm vậy mới giữ nóng lâu, cà phê được chắt lọc tinh khiết và giữ được mùi vị đậm đà của hạt cà phê. Khi uống, nhấp từng ngụm sẽ cảm nhận được mùi thơm, vị đậm đà tan chảy từ đầu lưỡi đến họng”.

Cũng bởi nét độc đáo trong cách pha chế và mở cửa suốt ngày đêm nên quán chẳng có bảng hiệu, chỉ vài ghế con đơn sơ cùng mấy cái bàn, nhưng mỗi ngày luôn có nhiều khách ghé đến thưởng thức hương vị khác lạ này. Bà Đỗ Thị Ngọc Mỹ có 20 năm lang thang lượm ve chai, cho biết: “Mấy chục năm qua, khuya nào tôi cũng ghé qua uống ly cà phê thư giãn, nghỉ ngơi mới tiếp tục đi lượm tiếp. Không chỉ tôi mà nhiều người lao động khác cũng lui tới đây”.

Giờ đây, trong cuộc sống bộn bề, vội vã, cách thức kinh doanh như vậy dần trôi vào dĩ vãng, khách tìm đến cà phê vợt như để trở về với những năm tháng xưa, với nét mộc mạc của Sài Gòn hoa lệ. Họ vừa uống cà phê, vừa cảm nhận một Sài Gòn khác, một Sài Gòn bình yên, thanh thản...

Phan Sơn (Công an TP.HCM)

Bài liên quan
Nước, hạn hán và cà phê ở Tây Nguyên: Tìm lối ra cho sự phát triển lâu dài của cây chủ lực
Tây Nguyên đang vào cuối mùa khô. Nhưng theo dự báo, năm nay mùa khô có thể kéo dài tới cuối tháng 5. Khi nào bướm bay rợp trời, lao lia lịa vào kính xe trên đường thì báo hiệu mùa mưa Tây Nguyên sắp về. Năm 1994 - 1995 và cả năm 2005 nữa, Tây Nguyên từng đại hạn, nhưng có lẽ năm nay hạn nặng nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hoài niệm Sài Gòn xưa bên ly cà phê vợt