Thời gian gần đây người dân huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu vô cùng hoang mang trước thông tin tôm được bơm tạp chất hóa học gây ung thư trên thị trường.
Công nghệ “độ” tôm bằng chất lạ
Đặc biệt sự việc càng nóng hơn khi xuất hiện 1 đoạn clip tung lên mạng, quay được toàn cảnh quy trình cho ra những con tôm no căng, thẳng dài do được “ăn” no tạp chất.
Từ những thông tin được bạn đọc hỗ trợ, PV đã tìm gặp bà Lê Thị Mỹ Luyến (ngụ ấp Khúc Tréo B, xã Tân Phong, huyện Gía Rai, tỉnh Bạc Liêu), chủ cơ sở đã bơm chất CMC vào trong con tôm và hình ảnhbị tung lên mạng. Được biết đó là hình ảnh của cơ sở bà Luyến khi bị cơ quan chức năng bắt giữ bất ngờ về hành vi gian lận bơm tạpchất vào tômvài tháng trước, chứ không phải mới đây.
Nhưng hành vi vi phạm là có thật, và chất lạ bơm vào tôm là có thật! Từ ngày bị bắt, cơ sở bà Luyến vẫn hoạt động bình thường, chỉ có điều việc bơm CMC vào tômcó tiếp tụchay không thì không ai biết.
Theo bà Luyến thì cơ sở của bà bắt đầuhoạt động cách đây hơn 2 năm. Thường ngày bà đi lấy hàng từcác mối buôn tôm rồi đem về “hô biến” thành những con tôm to, căng để kiếm lời. Cứ 1kg tôm sau khi được bơm hóa chất sẽ tăng lên thành1,3-1,5 kg. Với giá tôm như hiện nay, mỗi kg tôm được bơm CMC hay rau câu vào sẽ đem về thu nhập cho cơ sở từ 80.000-100.000 đồng/kg tôm.
Sau khi bơm tạpchấtvào con tôm,sản phẩm sẽ được ướp đá lạnh sau đó chuyển đi nơi khác tiêu thụ, tùy theo mối có khi xuống Cà Mau hay lên TP. Cần Thơ. Sau đó, số tôm này sẽ được đưa ra chợ bán lẻ, hoặc bỏ mối cho các quán nhậu, nhà hàng…
Hệ thống bơm tạp chất vào tôm
Có điều đặc biệt là chưa bao giờ bà Luyến đem con tôm của mình đi bán ở các chợ địa phương mình. Vì đại đa số người dân đều biết được chiêu trò, nhận biết được con tôm nào ngon, con tôm nào đã được bơm tạpchất. Và nhất là, ở xã Tân Phong đại đa số người dânsống bằng nghề tôm và bơm tôm, nên quá hiểu nhau!
Bơm bằng máy!
Công nghệ bơm tôm tăng cao kéo theo các cửa hàng cũng ăn theo khi thiết kế ra nhiều mẫu máy bơm cho tôm với giá 10-15 triệu đồng. Vào vai một người cần tìm 1 hệ thống máy bơm tạpchất vào tôm cho mộthộ gia đình có khoảng 10 nhân công, PV được 1 người dân địa phương đưa đến 1 cửa hàng nằm trong hẻm trên quốc lộ 1A đoạn thuộc ấp Khúc Tréo B (xã Tân Phong).
Người này nói, giá chỉ hơn 10 triệu đồng, nhưng nếu muốn lấy hàng gấp thì 1-2 ngày sẽ có nhưnggiá tiền sẽ cao hơn. Còn hệ thống dùng cho 5-7 người làm chỉ có giá khoảng 7 triệu đồng. Khi làm xong, phía cửa hàng sẽ cho người đến tận nhà để lắp đặt.
“Nếu như ngày xưa người ta bơm bằng tay, làmthủ công thì bây giờ đã có máy, hệ thống bơm hiện đại. Phía trên cùng là 1 máy nén áp suất cao, tùy theo kích thước của cơ sở mà lựa chọn chiều dài của đường ống. Trên đường ống dẫn có hàng chục ống tiêm.
Người làm chỉ cần bóp nhẹ đầu ống tiêm, loại tạpchất này sẽ được đưa thẳng vào tôm. Khi đó, chỉ cần nhìn cho kỹ, đến khi thấy con tôm ưng ý thì ngưng. Với hệ thống máy này, trung bình 1 ngày 1 công nhân có thể bơm được từ 30-40kg là chuyện bình thường”, ông chủ cơ sở cơ khí tự giới thiệu.
1 người phụ nữ tự giới thiệu mình tên Hoa là người có kinh nghiệm 7 năm trong việc bơm tôm từ lúc mới rộ bơm tôm bằng nước đến rau cau, hóa chất. Chị Hoa kể: “Thông thường nếu 1kg tôm được bơm sau khi đưa ra thị trường tăng lên thành1,3 - 1,5kg. Tôm được bơm theo nguyên lý từ ở dưới lên.
Ban đầu người ta dùng kim tiêm bơm ở phần đuôi. Tiếp đó là vùng dưới bụng cho các chân, càng tôm. Sau cùng là phần má đầu. Đa số các hộ kinh doanh nhỏ lẻ hay mối điều biết được nguyên lý này. Điều đặc biệt, chỉ có tôm sú mới “ăn” được tạp chất còn với tôm thẻ, tôm đất thì không được. Lý do là 2 loại tôm này không “chịu” tạp chất và có kích thước khá nhỏ”.
Chất CMC có thể gây lở loét nếu tiếp xúc không có găng tay
Theo chị Hoa, việc bơm tạp chất phải cẩn thận, bởi nếu tiếp xúc nhiều với loại tạp chất trên sẽ khiến da tay bị ăn mòn, dẫn đến ngứa và lở tay. Hơn nữa, sau khi mua chất này với giá 1,5 triệu đồng cho 1 bao 25 kg, người dùng chỉ cần cho 1 ít vào nước hòa tan, sau đó đem đi đun nóng hay dùng máy đánh cho tan thì đem ra dùng.
Nếu không dùng hết số thuốc để bơm vào tôm phải bỏ đi ngay chứ không thể để qua đêm hay tái sử dụng được. “Vì chúng có mùi rất hôi thối, để qua đêm sẽ đóng mảng cứng”, chị Hoa cho hay.
Mộtchủ cơ sở mua bán tôm khá lớn ở thị xã Giá Rai (Bạc Liêu), cho biết cách nhận biết con tôm bị bơm rất đơn giản. Chỉ cần nhìn vào hình dáng, kích thước bên ngoài cũng có thể nhận biết được. Ví dụ như tôm có kích thước to, lưng thẳng, đuôi xòe, các chân và càng cũng to thẳng.
Và đặc biệt con tôm không còn các nấc màcăng tròn thì đó chính là con tôm bị bơm. Nếu với loại tôm nhỏ hơn chỉ cần bóc phần đầu, hoặc lấy dao xẻphần bụng sẽ thấy được chất được bơm vào, nằm bầy nhầy bên trong.
Ông Bùi Minh Cảnh, Phó chủ tịch xã Tân Phong, huyện Giá Rai, cho biết: “Hiện trên địa bàn của xã có rất nhiều cơ cở, hộ gia đình kinh doanh các mặt hàng liên quan đến tôm. Riêng các cơ sở, hộ vi phạm pháp luật khi bơm chất hóa học vào trong tôm thường là các cơ sở nhỏ lẻ. Họ tự che chắn nhà, mở cơ sở nhỏ để tự làm.
Điều này khiến địa phương không nắm bắt được hết. Và cơ sở của bà Luyến cũng chính là mộtdạng như vậy. Hiện địa phương cũng đang hết sức tuyên truyền, rà soát các hoạt động bơm tôm của các chủ cơ sở 1 cách rất khắt khe”.
(còn tiếp...)
Nhóm PV
Chú thích hình: Công nhân đang bơm tạp chất