Với mức tăng lương tối thiểu lần này, tổng tiền lương của các doanh nghiệp (DN) thủy sản Việt Nam phải trả cho công nhân là cao nhất trong khu vực.

Hàng loạt ông chủ thủy sản 'mất ăn mất ngủ' vì lương tối thiểu tăng

tuyetnhung | 11/08/2016, 17:45

Với mức tăng lương tối thiểu lần này, tổng tiền lương của các doanh nghiệp (DN) thủy sản Việt Nam phải trả cho công nhân là cao nhất trong khu vực.

Vào ngày 2.8 vừa qua, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án tăng lương năm 2017 để trình Chính phủ. Cụ thể, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 so với lương tối thiểu vùng năm trước như sau: Vùng 1 tăng thêm 250.000 đồng, tức tăng 7,1%; vùng 2 tăng 220.000 đồng, tăng 7,1%; vùng 3 tăng 200.000 đồng, tăng 7,4%; và vùng 4 tăng 180.000 đồng, tăng 7,9%.

Tính bình quân chung 4 vùng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 được Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất là 213.000 đồng, tức tăng 7,3% so với năm 2016.

Tăng lương tối thiểu, DN phải thu hẹp sản xuất

Với mức tăng này, tổng tiền lương của các DN thủy sản Việt Nam sẽ phải trả cho công nhân là cao nhất trong khu vực. Hiện nay, thông tin này đang làm cho nhiều chủ DN thủy sản “mất ăn mất ngủ” về bài toán cạnh tranh trong giai đoạn tới. Tưởng chừngcác Hiệp định tự do thương mại đã và đang ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các DN xuất khẩu nhưng nghịch lý làcác nhà xuất khẩu lạikhông khỏi lo ngại sẽ “chết” trước khi bước ra sân chơi lớn.

Lên tiếng về vấn đề này, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú cho biết, việc hàng năm Hội đồng tiền lương quốc gia đều đề xuất tăng lương tối thiểu vùng đã gây rất nhiều khó khăn cho các DN. Theo vị đại diện này, trênthực tế, các DN trả lương hàng tháng cho người lao động cao hơn lương tối thiểu vùng 50-100%. Lương tối thiểu là lương nền cho việc đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN và phí công đoàn, nên càng tăng lương tối thiểu thì thu nhập của người lao động càng giảm.

"Thêm nữa là lương công nhân ngành chế biến thủy sản mà các DN Việt Nam đang trả cao hơn Thái Lan 20% và Ấn Độ là 170,27%. Với số liệu như trên cộng thêm với chi phí lao động ngày một tăng cao thì DN thủy sản Việt Nam khó có thể chịu đựng nổi. Không còn con đường nào khác là phải thu hẹp sản xuất để tồn tại", đại diện Tập đoàn Minh Phú cho hay.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng năm 2016 đã có 36.600 DN giải thể, bình quân mỗi ngày có 203 DN phá sản không hoạt động. Các DN thủy sản cũng nằm chung trong số này, còn lại đa số thu hẹp sản xuất.

Hiện tại, mức lương tối thiểu của Việt Nam đang đứng thứ 74/101 nước được khảo sát trên thế giới, đứng thứ17/27 nước thuộc khu vực châu Á. Tuy nhiên, nếu so sánh lương tối thiểu/GDP bình quân đầu người thì tỷ lệ này của Việt Nam là khá cao, đứng thứ 9/101 nước được khảo sát trên thế giới, 2/27 nước thuộc khu vực châu Á.

Theo số liệu của công ty kiểm toán KPMG, mức đóng riêng cho khoản bảo hiểm xã hội của chủ DN và người lao động ở Việt Nam cũng đang rất cao so với các nước trong khu vực.

Đề xuất thay đổi thời gian điều chỉnh

Trước những vấn đề khó khăn của các DN sử dụng nhiều lao động như DN ngành dệt may, Hiệp hội Dệt mayViệt Nam (Vitas) cũng vừa cho hay sẽ tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 và chỉ nên điều chỉnh tăng 2-3 năm/lầnthay vì là hàng năm như hiện nay.

Theo Hiệp hội Dệt may, chính sách tăng lương tối thiểu thường xuyên đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày… đang gây rất nhiều khó khăn cho DN. Chỉ tính từ giai đoạn 2008 – 2016,mức lương tối thiểu vùng đối với DN trong nước đã tăng bình quân 26,4%/năm và đối với các DN FDI đã tăng 18,1%/năm.

Trong khi đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đưa ra 3 đề xuất:

Thứ nhất làxem xét giữ nguyên mức lương tối thiểu như năm 2016, không tăng lương tối thiểu trong năm 2017.

Thứ hai làgiãn thời gian tăng lương tối thiểu từ 1 năm/lần lên 2-3 năm/lần vì mỗi lần tăng lương tối thiểu, bên cạnh việc tăng chi phí, các DN còn phải mất rất nhiều công sức để tính toán, điều chỉnh các mức phí, mức trích nộp cho người lao động, gây tốn kém nhân lực, thời gian, chi phí cho DN.

Thứ ba làkhông lấy lương tối thiểu làm căn cứ xây dựng thang, bảng lương và đóng bảo hiểm, phí công đoàn. DN có trách nhiệm trả lương cho người lao động không thấp hơn lương tối thiểu do Nhà nước quy định nhưng có quyền lựa chọn kết cấu tiền lương để khuyến khích người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng loạt ông chủ thủy sản 'mất ăn mất ngủ' vì lương tối thiểu tăng