Làm sao một chiếc áo sơ mi của Vintatex có thể bán được ở nông thôn khi áo sơmi nhái, lậu chỉ có 70.000 đồng/chiếc?. Hàng Việt có thể còn bị thua ngay trên sân nhà lẫn ở thị trường nước ngoài, bởi vấn nạn giả made in Việt Nam ngày càng nhan nhản, thủ đoạn tinh vi.

Hàng Việt cạnh tranh kiểu gì với hàng Tàu giá 70 nghìn?

Một Thế Giới | 21/06/2015, 06:21

Làm sao một chiếc áo sơ mi của Vintatex có thể bán được ở nông thôn khi áo sơmi nhái, lậu chỉ có 70.000 đồng/chiếc?. Hàng Việt có thể còn bị thua ngay trên sân nhà lẫn ở thị trường nước ngoài, bởi vấn nạn giả made in Việt Nam ngày càng nhan nhản, thủ đoạn tinh vi.

Ngán nhất hàng lậu, hàng giả Trung Quốc
Chia sẻ tại cuộc toạ đàm về bảo vệ thương hiệu Việt do Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt và Bộ Công Thương tổ chức 20/6, nhiều DN đã than thở về tình trạng bị làm giả, làm nhái ngày càng phổ biến trong khi, hiệu lực xử lý của cơ quan chức năng vẫn còn hạn chế.
"Trong ngành tôn thép, nhiều sản phẩm ghi thông tin dộ dày rất mập mờ, có khi chỉ dày 2,7ml nhưng lại in là 3ml. Các cơ sở trang bị máy in phun hiện đại, nhập tôn Trung Quốc, rồi biến tôn kém chất lượng thành tôn của các nhà sản xuất có thương hiệu uy tín trong nước, bán giá thấp hơn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng.", ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tôn Hoa Sen giãi bày.
Theo ông Thanh, cơ quan chức năng cần tổ chức điều tra thường xuyên, chế tài cần đủ mạnh để có sức răn đe.Ví dụ như buộc các cửa hàng vật liệu xây dựng phải niêm yết công bố công khai tiêu chuẩn chất lượng.
Ông Lê Quang Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Hoá mỹ phẩm Tp HCM cũng than thở, đặc thù hàng mỹ phẩm có công nghệ sản xuất làm giả tương đối dễ, hàng rào cản kỹ thuật không cao. Ví dụ, dầu gội, sữa tắm, nước hoa, kem dưỡng da có nguyên liệu dễ mua, đem về phối trộn đơn giản. Thế nhưng, khi phát hiện, mức phạt hành chính còn quá nhẹ so với mức siêu lợi nhuận mà các đối tượng làm giả thu được.
Trong khi đó, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tâp đoàn Dệt may Việt Nam giãi bày: "Chúng tôi không còn ngại hàng giả nữa, không ngại bị nhái thương hiệu nhưng với chống hàng nhập lậu, doanh nghiệp không làm được".
Ông Trường cho biết, hàng dệt may Việt Nam có chất lượng, chiếm tới 70% ở đô thị, như Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội nhưng về nông thôn, không thể cạnh tranh được. Vì ở đây, 70% là hàng Trung Quốc, có nhiều hàng lậu trong đó, áo sơ mi ở đây chỉ có 70.000 đồng/cái".
Thừa nhận vấn nạn nhức nhối này, ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục hải quan, kiêm Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) cũng lo ngại: "Việt Nam đã và sẽ ký một loạt các hiệp định thương mại với các nước, trong đó, sẽ có nhiều ưu đãi thuế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Lợi dung điều này, một số nước làm hàng bán thành phẩm tuồn vào Việt Nam, giả làm xuất xứ Việt Nam để xuất đi các thị trường hưởng ưu đãi và tiêu thụ cạnh tranh với hàng nội địa".
Mới đây, hải quan khám xét 220 container đá xẻ, đá khối granite nhập khẩu vào Việt Nam, nhưng thực chất, đó là đá bán thành phẩm mang vào dán xuất xứ Việt Nam để xuất đi các thị trường, nhằm hưởng ưu đãi, hoặc cạnh tranh với đá nội địa. Từ đầu năm đến nay, hải quan đã ghi nhận có tới 5.000 m3 đá như vậy từ một doanh nghiệp nước ngoài nhập vào. Hiện, vụ việc vẫn đang được điều tra.
Nhiều DN ngại chống hàng giả?
Mặc dù thiệt hại từ hàng nhái, hàng giả gây ra là vô cùng lớn, nhưng không ít các doanh nghiệp Việt vẫn còn dè dặt cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng.
Ông Lê Quang Dũng kể: "Vừa rồi, có một vụ làm nước hoa giả bị cảnh sát kinh tế Nghệ An bắt giữ. Nhưng khi cơ quan cảnh sát thông báo cho đơn vị liên quan trực tiếp có hàng bị làm giả thì phía doanh nghiệp lại không không tích cực cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng".
Ông Dũng cho rằng, điều quan trọng nhất là khi phát hiện có hàng giả, phía DN cần phải hợp tác với cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Văn Cẩn cũng tâm tư: "Khi lực lượng chức năng bắt được số lượng lớn các vụ hàng giả, chưa đến 20 doanh nghiệp, tổng công ty quan tâm hỏi thăm và cung cấp số liệu liên quan đến hàng giả thương hiệu của mình".
Theo ông Cẩn nhìn nhận, các cơ quan thực thi chống gian lận thương mại thòi gian qua vẫn chưa thực sự làm hết trách nhiệm của mình. Ngược lại, chính các doanh nghiệp cũng ngại đưa công khai thông tin về hàng giả sẽ làm ảnh hưởng doanh thu của mình. Một bộ phận nhỏ, ở các chi nhánh, cửa hàng bán lẻ trong doanh nghiệp còn tiếp tay cho hàng giả tuồn vào Việt Nam.
" Chúng tôi rất mong muốn, các DN bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách cung cấp thông tin kịp thời cho Ban chỉ đạo 389 qua đường dây nóng", ông Cẩn đề nghị.
Phát biểu tại toạ đàm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo 389 đánh giá, đây là vấn đề tồn tại nhiều trên thế giới nhưng mức độ ở Việt Nam tràn lan, quy mô lớn, thực trạng còn rất nghiêm trọng. Nhiều hành vi thủ đoạn làm gian dối rất tinh vi, bất chấp gây nguy hại tới sức khoẻ của con người."
Phó Thủ tướng cho biết, tới đây, Ban 389 sẽ triển khai đợt cao điểm xử lý buôn bán hàng giả, tập trung một số mặt hàng liên quan sức khoẻ người dân như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm.
Năm 2014, các lực lượng chức năng đã bắt giữ 220 nghìn vụ vi phạm về hàng nhái, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, buôn lậu...Trong đó, số vụ vi phạm làm hàng giả là 21.800 vụ, chiếm trên 10% so với tổng sổ vụ buôn lậu bị phát hiện bắt giữa. Thế nhưng, trong gần 22.000 vụ hàng giả đó, mới chỉ khởi tố chưa được 125 vụ. 8 tháng đầu năm, chỉ có 25 vụ khởi tố hình sự với trên 40 bị can.
Theo Viet Nam Net
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng Việt cạnh tranh kiểu gì với hàng Tàu giá 70 nghìn?