Hang hóa Thái Lan tiến vào thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay và ngày một phổ biến. Dịp cận Tết Nguyên đán 2016, sự đổ bộ của hàng Thái vào Việt Nam ngày một quy mô hơn và cạnh tranh ráo riết đối với hàng nội địa cũng như hàng hóa của các nước khác tại Việt Nam.

Hàng Việt lép vế trước sự đổ bộ ồ ạt của hàng Thái Lan

Một Thế Giới | 10/01/2016, 16:22

Hang hóa Thái Lan tiến vào thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay và ngày một phổ biến. Dịp cận Tết Nguyên đán 2016, sự đổ bộ của hàng Thái vào Việt Nam ngày một quy mô hơn và cạnh tranh ráo riết đối với hàng nội địa cũng như hàng hóa của các nước khác tại Việt Nam.

Khuyến mãi “đậm”

Để cạnh tranh ở thị trường Việt Nam, hàng Thái Lan ngoài chất lượng và mẫu mã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì việc tung ra các chiêu kích cầu, khuyến mãi cũng được các công ty phân phối chú ý. Dịp lễ tết, các cửa hàng khuyến mãi ngày một lớn, thu hút không ít khách hàng tìm đến.

Trên trang web bán hàng của Công ty Phú Minh liên tục có chính sách khuyến mãi cho các mặt hàng xuất xứ từ Thái Lan như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, thời trang… với chiết khấu cho các đại lý lên tới 20-30% nếu mua với số lượng lớn.  Ở nhiều siêu thị, hội chợ, hàng Thái Lan cũng có mức khuyến mãi lớn, nhiều mặt hàng lên tới 50%.

Theo anh Nguyễn Huy Tuấn chủ đại lý kinh doanh hàng Thái Lan tại phố Miếu Đầm, Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội), hàng Thái Lan những năm gần đây xâm nhập vào thị trường nội địa ngày càng nhiều và người dân cũng có xu hướng ưa chuộng.
Hang Viet lep ve truoc su do bo o at cua hang Thai Lan-hinh-anh-1
 Các cửa hàng chuyên bán hàng Thái Lan mọc lên ngày càng nhiều
 Theo anh Tuấn, để giành được thị phần Việt Nam, hàng Thái tung ra nhiều chiêu khuyến mãi đậm và liên tục tham gia các hội chợ để quảng bá sản phẩm của mình.

“Tất nhiên, hàng Thái được ưa chuộng bởi chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng nên có lợi thế cạnh tranh, mà lợi thế này trước nay hầu hết thuộc về hàng Trung Quốc bởi giá của chúng rất rẻ. Tuy nhiên, hàng Thái chất lượng hơn nên được người tiêu dùng tin tưởng hơn” – anh Tuấn cho hay.

Đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” của hàng Việt

Theo con số thống kê từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng từ đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 190 triệu USD rau quả từ Thái Lan, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với mức 44 triệu USD nhập khẩu rau quả năm 2010, lượng rau quả nhập khẩu 11 tháng từ Thái Lan đã tăng tên 331%.

Bộ Công Thương cũng thống kê rằng trong số các mặt hàng nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường trong nước (tính về số lượng), hàng xuất xứ từ Thái Lan đang đứng thứ hai, sau hàng Trung Quốc. Hiện nay, sản phẩm may mặc, đồ dùng gia dụng do Thái Lan sản xuất đã có mặt tại gần 9.000 chợ trên cả nước và chiếm ưu thế so với những sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác, đặc biệt hàng điện tử, điện lạnh chiếm đến 70% thị phần.

Hàng Thái Lan tiến vào thị trường Việt Nam rất đa dạng, từ những mặt hàng cao cấp như xe hơi cho đến những mặt hàng gia dụng, tiêu dùng. Thậm chí, lượng FDI đầu tư vào các thương vụ sáp nhập của các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam cũng ngày một lớn.

Đáng chú ý, dù Việt Nam có thế mạnh về sản xuất trái cây, nhưng hiện tại, hoa quả có xuất xứ từ Thái Lan hiện đã chiếm khoảng 40% thị phần.

Khảo sát tại nhiều cửa hàng hoa quả tại Hà Nội, trái cây Thái Lan chiếm khối lượng lớn, đến gần 50% các cửa hàng. Các mặt hàng phổ biến là sầu riêng, mít, măng cụt, me, bưởi, xoài, nhãn… có giá dao động 30.000-80.000 đồng/kg.

Trên các gánh hàng rong tình hình cũng tương tự, hàng Thái Lan cũng đã tiến vào như me Thái, nhãn, mít, dừa… phân phối đến từng ngách nhỏ của thành phố. Tất cả những mặt hàng này đều là thế mạnh của Việt Nam.

Theo chị Nguyễn Thị Lợi, hàng Thái Lan tiêu thụ rất ổn vì chất lượng khiến khách hàng yên tâm hơn so với hàng Trung Quốc, hàng Thái cũng ngon hơn hàng Việt, giá cả phải chăng nên tập trung vào dòng sản phẩm này.

Hàng Việt lép vế

Trao đổi với PV báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng bây giờ đi khắp các phố phường, nhất là các đô thị ở Việt Nam đều thấy hàng Thái Lan xuất hiện ở khắp mọi nơi và hàng Việt rất khó cạnh tranh với họ.

“Điều đó cho thấy người Thái đã có phương pháp vận động và chuẩn bị rất hiệu quả trước khi họ gia nhập vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đón đầu cơ hội ở thị trường Việt Nam”- bà Phạm Chi Lan cho hay.

Bà Phạm Chi Lan nói thêm, khi hàng Thái vào Việt Nam nhiều, Việt Nam sẽ khó khăn hơn trên thị trường của chính mình. Doanh nghiệp Việt Nam, nông dân Việt Nam đứng trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Từ gạo, xoài, dừa…và nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đều đã thua Thái Lan, không chỉ thua trên thị trường quốc tế mà thua ngay cả trên sân nhà.

Theo ong Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, hiện nay rau quả ngoại đang chiếm khoảng 30% lượng hàng tại các siêu thị và nhờ mẫu mã đẹp, giá phải chăng, hàng Thái đang cạnh tranh gay gắt với hàng Việt và hàng Việt đang lép vế.

“Bước chân vào cuộc chơi hội nhập, các nước mở cửa cho hàng hóa của mình vào thì mình cũng phải mở cửa cho hàng hóa của họ, khi đó, ai mạnh hơn người đó sẽ thắng. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tự bứt phá lên thông qua quá trình cạnh tranh với quốc tế”- ông Vũ Vinh Phú nói.

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, mở rộng các kênh phân phối do tự thân doanh nghiệp làm chủ … để hàng hóa tiếp cận nhanh với người tiêu dùng và củng cố thương hiệu. 

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tổ chức hiệu quả các chuỗi khép kín từ sản xuất đến phân phối…

Hoàng Long

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng Việt lép vế trước sự đổ bộ ồ ạt của hàng Thái Lan