Công điện yêu cầu TP Thái Nguyên rà soát và sẵn sàng triển khai phương án di dân, bảo vệ công trình đê điều, cơ sở hạ tầng vùng hạ du trong trường hợp xả lũ, nhất là xả lũ lớn, vỡ đập đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, hệ thống đê điều, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Hồ Núi Cốc gặp sự cố, Thái Nguyên sẵn sàng cho tình huống cấp bách

Anh Tú | 20/06/2017, 08:53

Công điện yêu cầu TP Thái Nguyên rà soát và sẵn sàng triển khai phương án di dân, bảo vệ công trình đê điều, cơ sở hạ tầng vùng hạ du trong trường hợp xả lũ, nhất là xả lũ lớn, vỡ đập đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, hệ thống đê điều, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Ngày 19.6, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về việc xử lý sự cố đập chính và phương án đảm bảo an toàn vùng hạ du công trình hồ Núi Cốc.

VNexpresscho biết đập chính hồ Núi Cốc có hiện tượng thấm lan rộng, rãnh thoát nước hạ lưu bị đổ gãy với chiều dài 200 m.Báo cáo kiểm tra công trình trước mùa mưa bão của Sở Nông nghiệp Thái Nguyên nêu rõ, đập chính hồ Núi Cốc có hiện tượng thấm nhỏ ở vai bờ tả phía hạ lưu, từ cao trình 45 m đến 46 m. Tại cao trình 44 m hạ lưu bờ tả có hiện tượng thấm nhiều và lan rộng. Rãnh thoát nước hạ lưu đập tại cao trình 32 m và 42 m bị đổ gãy chiều dài 200 m làm tụt các tấm lát mái.

Núi Cốc là hồ nước ngọt nhân tạo, hình thành sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng từ năm 1973 đến 1982. Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng 25 km2, sâu 35 m, dung tích trên 100 triệu m3, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất, giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu, đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá.

Cũng trong ngày 19.6, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ôngVũ Hồng Bắc đãchủ trì Hội nghị bàn giải pháp thực hiện Dự án xử lý cấp bách đập chính hồ Núi Cốc với sự tham gia củađại diện Tổng cục Thủy lợi, các chuyên gia về lĩnh vực thủy lợi cùng đại diện một số sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Tại hội nghị, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thủy lợi và các đại biểu đã tập trung thảo luận, đưa ra các ý kiến đóng góp như: Khi thực hiện dự án cần đưa ra các yếu tố tiêu chuẩn quan trắc; việc khoan phụt tạo màng chống thấm toàn bộ thân đập chưa đề cập rõ hình thức, vị trí khoan phụt; phải đưa ra phương án phá 1 trong 7 đập phụ để giữ đập chính trong trường hợp thiên tai xảy ra; cần có phương án phòng chống lũ lụt, di dân, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du... Do đây là Dự án cấp bách nên chủ đầu tư đề nghị UBND tỉnh phê duyệt cơ chế đặc thù; kế hoạch triển khai dự kiến vừa thiết kế, vừa thi công khoan phụt hoàn thành trước ngày 20.7.2017; các công việc còn lại thực hiện sau khi kết thúc mùa mưa bão năm 2017, dự kiến thời gian hoàn thành là 120 ngày.

Trước đó, ngày 18.6, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên cho biếtBan Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đãban hành Công điện số 32/CĐ-BCH về việc đảm bảo an toàn đập, dân cư và cơ sở hạ tầng vùng hạ du công trình Hồ Núi Cốc. Trong công điện nêu rõUBND Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình cần rà soát và sẵn sàng triển khai phương án di dân, bảo vệ công trình đê điều, cơ sở hạ tầng vùng hạ du trong trường hợp xả lũ, nhất là xả lũ lớn, vỡ đập đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, hệ thống đê điều, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồ Núi Cốc gặp sự cố, Thái Nguyên sẵn sàng cho tình huống cấp bách