Ngày 11.11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

L.H | 11/11/2022, 07:30

Ngày 11.11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

quoc-hoi3.jpg
Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về ngân sách

Theo chương trình kỳ họp thứ 4, sáng 11.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quốc hội nêu.

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về ngân sách. Theo đó, Chủ nhiệm Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Quốc hội sau đó biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Tiếp đó, Chủ nhiệm Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023. Quốc hội sau đó biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

Cũng trong chiều 11.11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giá (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quốc hội nêu.

Trước đó, tại phiên họp Quốc hội chiều 2.11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi). Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, qua rà soát, đề xuất đưa ra khỏi danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với 4 tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và thực hiện theo cơ chế giá thị trường.

Danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ này bao gồm: dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay, dịch vụ soi chiếu an ninh; một số nội dung của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thù lao môi giới, dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài làm việc; nhà ở xã hội do cá nhân, hộ gia đình đầu tư, xây dựng...

Bên cạnh đó, Chính phủ đề nghị bổ sung 2 mặt hàng gồm sách giáo khoa và hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Đối với chính sách về bình ổn giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong thực hiện. Các biện pháp bình ổn giá cơ bản được kế thừa như Luật hiện hành, tuy nhiên, có điều chỉnh theo nội dung chính sách.

Bên cạnh đó, mặc dù tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) không quy định điều chỉnh trực tiếp đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tuy nhiên, do những quy định về lập quỹ bình ổn giá tại Luật cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tính pháp lý của Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Cụ thể, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ đặc thù, được thành lập trước khi có các quy định về quỹ bình ổn giá tại Luật Giá. Khác với các quỹ tài chính khác, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được hình thành và quản lý nhằm mục đích duy nhất là góp phần bình ổn giá xăng dầu; không phát sinh tổ chức bộ máy và không quản lý tập trung.

Tổng mức trích lập hàng năm phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước; tổng mức sử dụng phụ thuộc vào diễn biến thị trường, mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và từng thời điểm điều hành giá.

Đến nay cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau về Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Tại Báo cáo số 463-ĐGS ngày 22.10.2019 của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước, tuy chưa kiến nghị bỏ quỹ nhưng cũng có nêu về Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn phù hợp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong suốt thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật.

Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn giá trong trường hợp cần thiết, linh hoạt trong việc bình ổn giá, nhằm ổn định giá xăng dầu trong một thời kỳ hoặc không cho giá xăng dầu trong nước tăng sốc, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.

Giải trình của ông Phớc cũng cho hay, một số bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, khi được lấy ý kiến đã đề nghị vẫn duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Do đó, Chính phủ thống nhất đề xuất trước mắt chưa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu và đưa ra các cơ chế để sử dụng công cụ quỹ này công khai, minh bạch hơn.

Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023