​Nhập khẩu sắt thép năm 2016 đã tăng cao so với năm 2015. Sắt thép là 1 trong 2 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc. Nhiều mặt hàng thép mà Việt Nam có thừa khả năng sản xuất vẫn được nhập khẩu với số lượng lớn.

Hơn một nửa sắt thép nhập vào Việt Nam là từ Trung Quốc

Phan Diệu | 05/02/2017, 15:06

​Nhập khẩu sắt thép năm 2016 đã tăng cao so với năm 2015. Sắt thép là 1 trong 2 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc. Nhiều mặt hàng thép mà Việt Nam có thừa khả năng sản xuất vẫn được nhập khẩu với số lượng lớn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016 lượng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam đạt 18,4 triệu tấn với tổng kim ngạch 8,02 tỉ USD, tăng 18,4% về lượngvà tăng 7% về trị giá so với năm 2015.

Các thị trường cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm Trung Quốc với 10,9 triệu tấn,trị giá hơn 4,5 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 59,2% trong tổng lượng thép nhập khẩu của cả nước. Còn lại là sắt thép có xuất xứ Nhật Bản đạt 2,6 triệu tấn, trị giá 1,2 tỉ USD và từ Hàn Quốc 1,8 triệu tấn, trị giá trên 1 tỉ USD.

Trong khi đó, về xuất khẩu, sắt thép của Việt Nam chỉ đạt ở mức trên 2 tỉ USD, chủ yếu xuất khẩu sang các nước trong ASEAN, Mỹ. Việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do vấp phải hàng chục vụ kiện phòng vệ thương mại.

Như vậy, nhập khẩu sắt thép năm 2016 đã tăng cao so với năm 2015. Được biết, sắt thép là 1trong 2 các nhóm hàng nhập khẩu lớn nhấttừ Trung Quốc. Nhiều mặt hàng thép mà Việt Nam có thừa khả năng sản xuất vẫn được nhập khẩu với số lượng lớn.

Câu chuyện nhập khẩu nhiều sắt thép từ Trung Quốc về Việt Nam đã từng là chủ đề “nóng” xuyên suốt cả năm 2016, bởi lẽ ngành sản xuất sắt thép trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn khi thép giá rẻ Trung Quốc “ồ ạt” tràn vào thị trường. Do đó, doanh nghiệp trong nước phải “gồng” mình để đấu tranh về giá với các sản phẩm thép Trung Quốc. Cuối cùng, hàng loạt doanh nghiệp thép từ lớn đến nhỏ đã lên tiếng kêu cứu cơ quan quản lý.

Để cứu ngành thép trong nước, hồi tháng 3.2016, Bộ Công Thương đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế tự vệ lần lượt là 15,4% đối với thép dài và 23,3% đối với phôi thép.

Tuy nhiên, để đối phó với mức thuế bị áp, thép ngoại đã "lách" bằng cách kê khai mặt hàng thép dây cuộn, một trong những sản phẩm thuộc đối tượng áp thuế tự vệ thương mại sang mã HS khác. Việc này đã nhiều lần bị cơ quan hải quan phát hiện và xử lý.

Dự báo năm 2017, ngành sắt thép Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn một nửa sắt thép nhập vào Việt Nam là từ Trung Quốc