“Nếu vì danh vọng địa vị, vì sự lộng lẫy bản thân mà đánh bóng bằng 'trang sức cao cấp' được sắm từ tiền thuế của dân thì cần phải xem xét lại”, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền chia sẻ.

Khi quan chức đánh bóng bằng 'trang sức cao cấp'

Theo Tiền Phong | 04/03/2018, 06:51

“Nếu vì danh vọng địa vị, vì sự lộng lẫy bản thân mà đánh bóng bằng 'trang sức cao cấp' được sắm từ tiền thuế của dân thì cần phải xem xét lại”, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền chia sẻ.

Qua việc số GS. PGS tăng đột biến trong năm 2017, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi, những băn khoăn lo ngại về chất lượng đội ngũ GS. PGS hiện nay: Liệu quá trình xét duyệt hồ sơ thủ tục có xảy ra tiêu cực hay không? Đặc biệt, điều này càng được quan tâm khi trong số đó có không ít người đang giữ vị trí quản lý, lãnh đạo chủ chốt ở một số cơ quan quản lý nhà nước, từ địa phương đến trung ương.

Xoay quanh sự việc này, trao đổi với PV, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền cho biết, dư luận xã hội lâu nay đã thiếu niềm tin về công tác các bộ, về quy trình bổ nhiệm vị trí lãnh đạo. Qua việc này, dư luận càng tỏ ra nghi ngại hơn về căn bệnh háo danh, ham địa vị đang ngày càng trầm trọng của không ít người trong đội ngũ cán bộ, quan chức, càng có lý do để xã hội bức xúc và dậy sóng.

Tuy nhiên, theo đại biểu, chúng ta không nên đánh đồng tất cả, bởi nếu hướng tới chữ “danh” bằng khát vọng, mưu cầu chính đáng, vì cái chung thì sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển. Cũng có những người đã là GS.PGS trước khi họ chuyển sang làm công tác quản lý.

Theo đại biểu, vấn đề là ở nhận thức. Nếu có tư duy, nhận thức rằng chức danh PGS.GS có thể còn được xem như là một tiêu chuẩn nâng cao về trình độ để cất nhắc, đề bạt hay bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì rõ ràng căn bệnh háo danh, hám lợi ích, xem chức danh PGS.GS cao quý là một thứ trang sức để làm lộng lẫy cho hình ảnh của bản thân đã thật sự là một căn bệnh trầm kha.

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền

“Nếu vì danh vọng địa vị, vì sự lộng lẫy bản thân mà đánh bóng bằng “trang sức cao cấp” được sắm từ tiền thuế của dân thì cần phải xem xét lại”, nữ đại biểu đoàn Phú Yên nêu.

Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cũng cho rằng, nhân sự việc này cần phải xem lại quy định cho phép cán bộ, công chức được xem xét bổ nhiệm GS.PGS. Vấn đề được dư luận xã hội đặt ra là: Tại sao họ lại muốn thêm hàm, danh ấy?

Theo ông Vân, một mặt để họ trang trí thêm cho tiêu chuẩn của mình, đôi khi nó lại có lợi thế trong việc xem xét, bầu cử, bổ nhiệm họ. Từ đó xã hội nhìn nhận, cuộc chạy đua để có được cái hàm trở thành một nhu cầu. Khi đó sẽ nảy sinh tiêu cực, có gian lận, có mua bán, cũng như hiện tượng mua chức bán quan hiện nay.

Mặt khác khi có hàm GS. PGS họ còn được nhiều cái lợi vật chất khác, điển hình là phụ cấp được nhảy cóc, và quan trọng là được kéo dài thời gian công tác.

Trước sự việc hàng trăm ứng viên bị nghi không đủ tiêu chuẩn GS. PGS, theo ông Vân, cần phải rà soát thật kỹ, xem những tiêu chuẩn ấy có thật hay không. Ví dụ như công trình nghiên cứu, bây giờ cần giám định lại, xem đúng là của họ hay sao chép?

Đặc biệt, khi đã phát hiện ra gian lận, vi phạm thì phải xem xét từng mức độ sai phạm, để xử lý theo pháp luật hành chính, hay pháp luật hình sự. Bởi việc này không chỉ gây mất niềm tin trong nhân dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của nhà nước.

Theo Luân Dũng/Tiền Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi quan chức đánh bóng bằng 'trang sức cao cấp'