Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN, để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN và đổi mới sáng tạo tại các tỉnh miền Trung cần khơi thông nguồn lực, phát huy tiềm năng của địa phương trong lĩnh vực kinh tế biển, kinh tế số, chuyển đổi số.
Khoa học - công nghệ

Khơi thông nguồn lực, phát triển KH-CN gắn với kinh tế biển, kinh tế số

Nhật Anh 08/11/2024 15:05

Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN, để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN và đổi mới sáng tạo tại các tỉnh miền Trung cần khơi thông nguồn lực, phát huy tiềm năng của địa phương trong lĩnh vực kinh tế biển, kinh tế số, chuyển đổi số.

Ngày 8.11 tại Quảng Bình, Bộ KH-CN phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị giao ban KH-CN vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ năm 2024.

Đây là dịp quan trọng để các chuyên gia, lãnh đạo các địa phương cùng nhìn lại hành trình KH-CN và đổi mới sáng tạo trong 2 năm qua, đồng thời đưa ra các giải pháp đột phá để phát huy tối đa tiềm năng của mỗi địa phương. Mục tiêu không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà còn là sự phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, tạo ra động lực mạnh mẽ cho khu vực.

images797990__t_th__tr__ng_n_i.jpg
Quang cảnh hội nghị - Ảnh: TL

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Xuân Định cho biết để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN và đổi mới sáng tạo tại các tỉnh miền Trung cần khơi thông nguồn lực, phát huy tiềm năng của địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế biển, kinh tế số, chuyển đổi số.

Bên cạnh những kết quả đạt được, KH-CN và đổi mới sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ còn nhiều khó khăn, thách thức, như tiềm lực KH-CN của nhiều địa phương trong vùng còn hạn chế; nguồn nhân lực chất lượng cao, tham gia trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ còn thiếu.

Hoạt động ứng dụng công nghệ tuy có nhiều kết quả nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ, ở phạm vi xây dựng mô hình và còn nhiều khó khăn, vướng mắc khi nhân rộng, phát triển...

Theo đó, Thứ trưởng nhấn mạnh tới việc cần những giải pháp mới, thống nhất và triển khai để đảm bảo phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển bền vững của vùng.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có vai trò kết nối kinh tế và giao thương, đồng thời sở hữu lợi thế lớn về phát triển kinh tế biển và công nghiệp công nghệ cao.

Các địa phương trong vùng đang tích cực phát triển các ngành công nghiệp chiến lược, như sản xuất bán dẫn, chế tạo chip cùng với các dịch vụ tài chính, thương mại và logistics.

Song song đó là đẩy mạnh ứng dụng KH-CN và đổi mới sáng tạo để hình thành các trung tâm nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sạch.

Những lĩnh vực công nghệ cao này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tăng cường kết nối giữa các địa phương, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Theo ông Đoàn Ngọc Lâm - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình, đối với cơ chế quản lý KH-CN, cũng như đẩy mạnh tiếp xúc, quảng bá sản phẩm KH-CN là những chiến lược quan trọng, giúp Quảng Bình khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo, đặc biệt ở các lĩnh vực mạnh, như kinh tế biển, du lịch và nông nghiệp.

Ngoài ra, ông Lâm cho biết tỉnh cũng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới và đổi mới sáng tạo. Các chương trình, đề án chuyển giao KH-CN phục vụ phát triển những sản phẩm đặc thù của tỉnh tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng trưởng bền vững.

Bài liên quan
Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số
Năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, thì năm 2021 đứng thứ 3 và hai năm tiếp theo 2022, 2023, Việt Nam đã đứng thứ nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khơi thông nguồn lực, phát triển KH-CN gắn với kinh tế biển, kinh tế số