Khi cuộc chiến chip giữa Trung Quốc với Mỹ lên đến đỉnh điểm, có một quốc gia thầm lặng trỗi dậy, thu hút sự chú ý.
Khoa học - công nghệ

Cách mạng công nghệ Malaysia trong cuộc đua bán dẫn toàn cầu

Cẩm Bình 07/11/2024 10:40

Khi cuộc chiến chip giữa Trung Quốc với Mỹ lên đến đỉnh điểm, có một quốc gia thầm lặng trỗi dậy, thu hút sự chú ý.

Với di sản kéo dài 5 thập niên, sự trỗi dậy của Malaysia không phải ngẫu nhiên. Quốc gia Đông Nam Á này tăng trưởng nhờ lực lượng lao động lành nghề, vị trí địa lý chiến lược cùng hậu thuẫn mạnh mẽ từ chính phủ. Tất cả tạo nên nền tảng vững chắc cho ngành bán dẫn phát triển. Từ năm 2021 đến nửa đầu năm 2024 họ thu hút được hơn 232 tỉ USD tiền đầu tư bất chấp hàng loạt thách thức thời hậu đại dịch, cho thấy khả năng phục hồi lẫn sức hút ngày càng tăng của Malaysia.

Sự phát triển trong ngành bán dẫn Malaysia được thể hiện qua toàn bộ chuỗi giá trị, từ đóng gói, thử nghiệm đến thiết kế mạch tích hợp, sản xuất.

2024-11-05-185833.png

Nâng cấp năng lực gia công - đóng gói

Doanh nghiệp cung cấp hệ thống thông minh hàng đầu thế giới NXP Semiconductors là đơn vị chủ chốt trong ngành bán dẫn Malaysia trong hơn 50 năm. Với tham vọng dẫn đầu ở lĩnh vực gia công - đóng gói, công ty tập trung vào đổi mới, cải tiến quy trình và phát triển lực lượng lao động nhằm đưa năng lực đóng gói lên tầm cao mới đồng thời tiên phong hiện đại hóa quy trình lắp ráp và thử nghiệm sản phẩm.

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành NXP Semiconductors Kurt Sievers cho biết: “Sự ủng hộ mạnh mẽ mà Malaysia dành cho ngành bán dẫn, cùng các chính sách thuận lợi từ chính phủ biến nước này thành địa điểm lý tưởng cho hoạt động gia công lẫn thử nghiệm. Chúng tôi có thể tận dụng lợi thế nằm gần các thị trường lớn ở châu Á cũng như tiếp cận hệ sinh thái nhà cung cấp đang phát triển”.

NXP Semiconductors vừa thành lập trung tâm sáng tạo tại Malaysia, chú trọng điện tử ô tô, hệ thống thanh toán an toàn, giải pháp interne vạn vật (IoT). Trung tâm sở hữu quy trình sản xuất do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển cùng kỹ thuật đóng gói tiên tiến. Hợp tác với nhiều trường đại học, công ty cho sinh viên trải nghiệm thực tế để phục vụ nỗ lực bồi dưỡng nhân tài và thúc đẩy nghiên cứu.

Phát triển năng lực thiết kế

Ở lĩnh vực thiết kế, Malaysia có Infinecs chuyên về các ứng dụng thế hệ tiếp theo như AI, 5G, dịch vụ điện toán. Đội ngũ kỹ sư làm việc với nhiều công nghệ tiên tiến gồm cả quy trình chip 3 nano mét và 5 nano mét. Năng lực quản lý của bang Penang (nơi Infinecs đặt trụ sở) cùng các cụm công nghiệp cũng đem lại hỗ trợ quan trọng cho phép công ty phát triển cùng nhiều “ông lớn” toàn cầu.

2024-11-05-185901.png

Infinecs cung cấp dịch vụ toàn diện, từ thiết kế vi mạch/hệ thống trên vi mạch (IC/SoC) đến phát triển hệ thống nhúng. Khả năng thu hút khách hàng quốc tế cũng chứng minh cho năng lực đem lại dịch vụ giá trị cao của Malaysia.

Giống như NXP Semiconductors, Infinecs cũng hiểu rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu - phát triển và nhân tài, nên không tiếc tiền đầu tư cũng như thúc đẩy hợp tác với trường đại học.

Tầm nhìn quốc gia

Chính phủ Malaysia đề ra hàng lọa sáng kiến - trong đó có Chiến lược bán dẫn quốc gia (NSS) và Kế hoạch tổng thể công nghiệp mới 2030 (NIMP 2030) - với mục tiêu nâng cao lợi thế đất nước ở lĩnh vực giá trị cao như thiết kế IC, chế tạo đĩa bán dẫn, đóng gói.

Theo người đứng đầu Cơ quan Phát triển đầu tư Malaysia (MIDA) Datuk Sikh Shamsul Ibrahim: “Chúng tôi xây dựng hệ sinh thái kép có cả tập đoàn đa quốc gia với công ty hàng đầu nội địa, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và đổi mới. Thông qua loạt chính sách hỗ trợ, chúng tôi trợ lực cho nghiên cứu - phát triển, tự động hóa, áp dụng công nghệ 4.0. Trong khi đó các chương trình phát triển nhà cung cấp giúp doanh nghiệp Malaysia tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”.

NSS đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Malaysia chiếm 6% xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao. Chiến lược nhấn mạnh đóng gói tiên tiến, thiết kế chip, sản xuất đầu cuối, xây dựng nguồn nhân lực 60.000 chuyên gia bán dẫn lành nghề vào cuối thập niên này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
3 giờ trước Văn hóa
Ngày 4.12, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách mạng công nghệ Malaysia trong cuộc đua bán dẫn toàn cầu