Ngày 14.11, Bộ VH-TT-DL đã ban hành Thông tư 10/2016/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ ngày 1.1.2017) sửa đổi và bãi bỏ một số điều của Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL, trong đó không còn đề cập đến nội dung cấm người mẫu, người đẹp đoạt danh hiệu chụp và phổ biến ảnh khỏa thân trên mạng viễn thông.
Ngay khi mới ban hành, Thông tư 01 (quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 15 về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang) đã gặp nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Một trong những điểm gây tranh cãi nhất là quy định cấm người mẫu, người đẹp đoạt danh hiệu chụp và phổ biến ảnh khỏa thân trên mạng viễn thông.Tiếp thu ý kiến đóng góp, Bộ VH-TT-DL đã xem xét và sửa đổi quy định này. Theo đó, từ ngày 1.1.2017, những người mẫu, người đẹp, người tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sẽ không bị ràng buộc bởi quy định cấm chụp và phổ biến ảnh khỏa thân trên mạng viễn thông.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Minh Thái - Vụ trưởng Vụ Pháp chếBộ VH-TT-DLcho hay, Thông tư 01.2016 đã được xem xét, sửa đổi do nhận được khá nhiều ý kiến không đồng tình từ truyền thông, nhiếp ảnh gia và các người đẹp. Ông Thái cũng khẳng định việc các người đẹp đưa những hình ảnh không lành mạnh lên trang mạng sẽ bị xử lý theo luật hình sự và an ninh mạng.
"Việc đăng hình ảnh không lành mạnh đã có trong Luật Hình sự và chịu xử lý theo luật nên chúng tôi gỡ bỏ việc "cấm" được coi là thừa ra khỏi thông tư. Các hoa hậu, người đẹp, người mẫu nào có hành vi chụp hay phát tán ảnh khỏathân phản cảm trên mạng hoạt động ở địa phương nào sẽ do địa phương đó xử lý".
Chia sẻ về thông tin "trang phục phản cảm" được các người đẹp chia sẻ rất nhiều trên trang cá nhân, ông Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ VH-TT-DL cho hay: "Trang phục phản cảm là không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Nói nôm na đó là những bộ quần áo mặc ngắn quá, dễ bị lộ những bộ phận nhạy cảm thì gọi là phản cảm. Trong tất cả những quyền công dân, những gì luật không cấm thì người công dân được phép làm. Do vậy, mọi công dân đương nhiên được phép làm những việc luật không cấm, chúng ta không can thiệp được.
Tuy nhiên, ngoài luật ra còn có những nghị định chuyên đề trong các hoạt động chuyên ngành, các thông tư hướng dẫn... Đó là những văn bản dưới luật, do vậy, có những điều, kể cả luật không cấm, nhưng phản cảm, thì cũng không ai làm cả. Chuyện những người mẫu, người đẹp sau khi đoạt giải có chụp ảnh khỏa thân, đưa ảnh khỏa thân lên mạng hay khôngcòn do sự điều chỉnh của chính bản thân người đó, do văn hóa ứng xử, hành vi của người đó".
Về việc cấm chụp ảnh khỏa thânđối với các người đẹp, ông Tân cũng cho hay cần phân biệt được thế nào là ảnh khỏa thânnghệ thuật, thế nào là ảnhkhiêu dâm mới thật sự phức tạp. Do vậy, tùy từng tình huống để ban hành thông tư sao cho phù hợp, còn những người đẹp nào thấy vi phạm thuần phong mỹ tục mà vẫn cố tình đăng, phát tán thì sẽ theo Luật Hình sự mà xử lý.
Bộ ảnh khỏa thâncủa Thái Phiên nhận được sự ủng hộ của dư luận về tính nghệ thuật
Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãmkhi trả lời báo chí trước đó đã khẳng định việc các người đẹp tung ảnh khỏa thânlên mạng là một xu hướng mới, phát triển mạnh mẽ nhưng lại khó quản lý. Tất cả những việc lợi dụng mạng để PR thì đều có các điều luật xử lý, quy định rồi, đó không phải là lĩnh vực của Bộ VH-TT-DL mà của Bộ Thông tin và Truyền thông, cần thiết nữa là An ninh văn hóa. Những hành động đó phải chịu sự điều chỉnh của tất cả các bộ luật và các thông tư trước đó.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Bộ VH-TT-DL không ra thông tư xử phạt là hoàn toàn chính xác vì ở xã hội mở, chúng ta nên cởi mở hơn với ảnh khỏa thân nghệ thuật. "Không cần phải đặt nặng vấn đề xử phạt. Tốt nhất là hãy cởi mở hơn với ảnh khỏa thân nghệ thuật. Đây là loại hình trong nghệ thuật nhiếp ảnh, chúng tanên chấp nhận, thừa nhận đó là sáng tạo nghệ thuật nước nhà”, ôngLương Xuân Đoàn - Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa, Văn nghệ (Ban Tuyên giáo TƯ) bày tỏ quan điểm.
Để hạn chế việc tràn lan ảnh khỏathân phản cảm trên mạng, ông Lương Xuân Đoàn cho rằng: “Chúng ta vẫn ngại ngần trong việc cấp phép triển lãm. Trước mắt, hãy cấp phép triển lãm ảnh khỏa thân nghệ thuật. Chúng ta không việc gì phải giấu diếm bởi chính các nghệ sĩ sẽ chịu trách nhiệm trước công chúng về tác phẩm của mình. Khi mà ảnh khỏa thânđược đông đảo người dân tiếp cận thì tự nhiênthế nào lànghệ thuật, thế nào làkhiêu dâm, người dân sẽ tự phân biệt được”.
Trên thực tế, dù không có triển lãm thì vẫn có một lượng lớn ngườitiếp cận ảnh khỏathân qua mạng Internet, nghĩa làmột lượng công chúng có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật này. Các cơ quan chức năng nên để nghệ thuật được phát triển một cách tự nhiênvà công chúng sẽ không còn phải đau đầu với việc tranh cãi thế nào là ảnh khỏa thânnghệ thuật, thế nào là ảnh khỏa thânkhiêu dâm, khi mà nudeđã trở thành nghệ thuật được thừa nhận và phổ biến.
Dạ Thảo