Năm ngoái chúng tôi lãi 864 tỉ đồng nên không thiếu tiền để cầm phong bì to, phong bì nhỏ để đi, nhưng thử hỏi như vậy thì khác gì ta tiếp tục tiêu diệt ý chí của các thế hệ tiếp theo. Nếu không giảm biên chế, tăng lương cho cán bộ để họ có đủ đức, đủ tài đẩy đất nước đi lên thì rất đau xót”, ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang nói.

‘Không thiếu tiền để phong bì, nhưng làm thế sẽ tiêu diệt ý chí thế hệ sau’

07/08/2019, 18:00

Năm ngoái chúng tôi lãi 864 tỉ đồng nên không thiếu tiền để cầm phong bì to, phong bì nhỏ để đi, nhưng thử hỏi như vậy thì khác gì ta tiếp tục tiêu diệt ý chí của các thế hệ tiếp theo. Nếu không giảm biên chế, tăng lương cho cán bộ để họ có đủ đức, đủ tài đẩy đất nước đi lên thì rất đau xót”, ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang nói.

Thủ tướng chủ trì hội nghị cải thiện năng suất lao động quốc gia - Ảnh: VGP

“Chúng ta đang đi đúng hướng”

Tại Hội nghị về cải thiện năng suất lao động quốc gia sáng 7.8, Thủ tướng cho rằng chỉ số NSLĐ tại Việt Nam chưa cao do xuất phát điểm thấp nhưng “tiềm lực trong mỗi người dân rất lớn”. Điều này thể hiện mức tăng NSLĐ của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước ASEAN cũng như nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, năm 2018, tốc độ tăng NSLĐ khoảng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,8%.

Thủ tướng dẫn phân tích của IMF cho biết tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay cho thấy tăng trưởng TFP từ năm 2013 đến nay đã tăng lên đáng kể, đạt mức tăng bình quân 1,7%. Trong 5 năm qua, tăng trưởng TFP luôn đạt mức trên 1,5%, mức khá cao kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997.

Các phân tích hồi quy cho thấy, động lực chính của tăng trưởng TFP đi cùng với sự gia tăng dòng vốn FDI, giảm lao động làm việc trong nông nghiệp và tăng cường đầu tư của khu vực tư nhân trong nước. Những cải cách theo hướng này trong giai đoạn tới sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng TFP mạnh mẽ hơn nữa.

“Chúng ta có một niềm tin là chúng ta đang đi đúng hướng”, Thủ tướng nói và cho rằng, với các động lực đang cải cách đó, tăng trưởng TFP giai đoạn 2018-2023 kỳ vọng đạt mức bình quân từ 1,8% trở lên, cao hơn nhiều so với bất kỳ giai đoạn tăng trưởng kinh tế nào của Việt Nam kể từ sau đổi mới (năm 1986).

Thủ tướng cũng yêu cầu thiết lập một cơ chế khuyến khích đủ mạnh để thu hút những người tài năng, các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý xuất sắc đến với Việt Nam, đặc biệt là người Việt Nam nói chung, các tài năng Việt Nam đang ở nước ngoài nói riêng, trong đó có du học sinh của Việt Nam.

“Người Việt Nam có câu ‘Một người lo bằng một kho người làm”, năng suất ở đó chứ ở đâu nữa. Người tài bao giờ cũng giải quyết được nhiều vấn đề trong xã hội và trong đó giải quyết vấn đề năng suất rất là căn bản”, Thủ tướng nói.

Đồng thời, xây dựng một cơ chế cán bộ mở trong các cơ quan Nhà nước để thu hút người giỏi vào bộ máy Nhà nước, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc cùng với cơ chế cạnh tranh để chọn lọc và thúc đẩy những người tài năng; Hai chiến lược đào tạo kỹ năng chuyên môn cho lao động và đầu tư cho công nghệ cần phải tương thích với nhau để bảo đảm tương thích và hiệu quả tốt nhất.

"Để các cháu trong sáng lấy vài năm…"

Bàn về câu chuyện nâng cao năng suất lao động quốc gia, ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) cho rằng có hai yếu tố quan trọng là công nghệ và thể chế. Đây là hai vấn đề cốt lõi vì “ngay cả nền kinh tế số cũng phải dựa trên sản xuất ban đầu của doanh nghiệp”.

Về công nghệ, ông Huyền cho hay, bất kỳ một chủ doanh nghiệp nào cũng muốn có công nghệ cao, nhà máy xanh sạch, vắng bóng người nhưng thực hiện được điều này không hề đơn giản, không phải lĩnh vực nào cũng áp dụng được, chưa kể vấn đề người lao động.

Theo ông, khoảng 5 năm trước, DGC muốn nâng cấp công nghệ nhưng không thể mua được công nghệ của Nhật Bản. Công ty đã mày mò nghiên cứu làm axit phosphoric điện tử, biết rằng Nhật Bản lấy phốt-pho vàng của Việt Nam làm ra axit phosphoric và axit phosphoric điện tử để bán cho Samsung.

“Lúc đầu mình cứ ngây thơ đến Samsung bảo tôi có cái này rồi, ông mua cho tôi đi. Nhưng không đơn giản như vậy. Người Hàn Quốc ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau nên doanh nghiệp Việt Nam rất khó đi vào chuỗi của họ. Làm axit phosphoric điện tử giá cao gấp đôi axit phosphoric thực phẩm thông thường. Hiện nay chúng tôi có nhà máy sản xuất 30.000 tấn axit phosphoric thực phẩm bán cho Ấn Độ, nhưng vào chuỗi của Nhật Bản hay Samsung thì không hề đơn giản”, ông Huyền cho hay.

Nói đến thể chế, ông Huyền dẫn câu chuyện gia đình: “Tôi có hai đứa con học ở Anh Quốc về, hy vọng sẽ thay bố đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới. Hai cháu đã làm việc ở Đức Giang 5 năm nay nhưng các bộ, sở, ban, ngành làm các cháu nản chí, thậm chí muốn quay lại nước ngoài. Nói điều này là thực, có lần tôi lên Cục Chăn nuôi, bảo các vị ơi, nếu có phong bì to nhỏ thì Tết nhất, để con cái mới học về trong sáng lấy vài năm. Đau xót lắm. Hôm nay có Thủ tướng ở đây, phải nói thực là đau xót”.

Ông Huyền khẳng định nếu Nhà nước tiếp tục với thể chế hiện tại, lương bổng cho công/viên chức quá thấp thì sẽ làm mất ý chí của các thế hệ kế tiếp, thậm chí làm nản lòng họ.

“Năm ngoái chúng tôi lãi 864 tỉ đồng, chúng tôi không thiếu tiền để cầm phong bì to, phong bì nhỏ để đi, nhưng thử hỏi như vậy thì khác gì ta tiếp tục tiêu diệt ý chí của các thế hệ tiếp theo. Đây là điều nguy hiểm, nếu ta không giảm biên chế, tăng lương cho cán bộ, công/viên chức để họ có đủ đức, đủ tài đẩy đất nước đi lên thì rất đau xót”, ông nói.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Không thiếu tiền để phong bì, nhưng làm thế sẽ tiêu diệt ý chí thế hệ sau’