Ngày 23.12, trong cuộc gặp gỡ báo chí, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết, "Bộ quy tắc ứng xử của cơ quan, đơn vị hành chính thành phố" dự kiến sẽ được phê duyệt và ban hành vào ngày 1.1.2017.

Không xăm hình, không mặc váy ngắn: Dân quan tâm đến thủ tục 'hành là chính' hơn

Hải Yến | 25/12/2016, 14:57

Ngày 23.12, trong cuộc gặp gỡ báo chí, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết, "Bộ quy tắc ứng xử của cơ quan, đơn vị hành chính thành phố" dự kiến sẽ được phê duyệt và ban hành vào ngày 1.1.2017.

Bộ quy tắc đưa ra các nguyên tắc ứng xử trong các mối quan hệ cơ bản như: quy tắc ứng xử chung; ứng xử với đồng nghiệp; ứng xử với người dân; ứng xử giữa các cơ quan. Trong đó, có một số quy tắc cụ thể như: Cán bộ công chức đi làm việc phải ăn mặc lịch sự, mặc áo có ống tay, cổ áo, nếu mặc váy thì phải dài đến đầu gối, đầu tóc gọn gàng, không xăm hình, vẽ hình phản cảm; sử dụng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa phải phù hợp...

Dù chưa được ban hành nhưng hiện nay vấn đề này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Chưa kể đến việc nếu có áp dụng thì áp dụng như thế nào là phù hợp, ai sẽ là người giám sát, thưởng - phạt về nguyên tắc ứng xử nơi công sở này.

Chia sẻ với phóng viên - chị Nguyễn Thị Hương L. - hiện đang là viên chức công ty VNNIC cho hay bản thân chị là người làm công sở, nhưng chưa bao giờ chị nghĩ mình có thể mặc quần áo ngắn cũn cỡn đến cơ quan, nhưng điều đó cũng không có nghĩa phải quy định mặc váy phải dàiđến đầu gối. "Tôi cho rằng trang phục phù hợp, lịch sự là được chứ không nên áp dụng cứng nhắc quá. Việc xăm mình hay xịt nước hoa cũng khó có thể đánh giá được con người đó, vì xăm mình hiện nay là theo sở thích, cá tính của mỗi người rất khó để áp dụng phạt hay đánh giá, chưa kể đến việc thường những người xăm hay xăm ở vai, dưới cổ, chẳng nhẽ lại lật áo họ lên để kiểm tra. Mùi nước hoa thì mỗi người một sở thích, cũng rất khó để áp dụng, đánh giá" - chị L. cho hay.

Việc mặc trang phục không phù hợp nơi công sở sẽ khiến nhiều người khác thấy phiền hà

Trong khi đó, PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa vàphát triển thì lại cho rằng ông hoàn toàn đồng ý việc ban hành quy tắc ứng xử, trang phục trong công sở. Cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu công chức của mình chấp nhận điều kiện đó thì vào làm. Ngay đến môi trường các công ty tư nhân cũng có những quy định riêng mà nhân viên phải theo nếu muốn được tuyển dụng vào làm việc. Thậm chí, họ còn sản xuất đồng phục riêng biệt cho từng bộ phận nhân viên. "Mọi quy cách ứng xử hàng ngày của bạn đều bắt nguồn từ việc giáo dục. Xin nhắc lại, đây chỉ là một bộ quy tắc ứng xử để giáo dục, nhắc nhở con người phải hoàn thiện bản thân mình hơn chứ không phải là quy định mang tính pháp lý để xử phạt hành chính. Bởi vậy, tôi mong bộ quy tắc ứng xử được giới truyền thông nhiệt tình định hướng cho dân chúng, làm cho ai ai cũng thấy thích và thực hiện." - ông nêu rõ.

Giáo sư văn hóa Trần Lâm Biền cho rằng quy định về sử dụng nước hoa, không được mặc váy ngắn cho công chức Hà Nội hiện đang là dự thảo cũng là việc đáng khuyến khích. Tuy nhiên, phải nhận biết rõ thế nào là sử dụng nước hoa không phù hợp. Còn váy dài đến gối liệu có cứng nhắc quá không, công chức đến công sở chỉ cần ăn mặc không trái với hoạt động chung là được chứ không nên quá phô trương, hở hang, còn hình xăm thì trên cơ thể của họ, họ có quyền thể hiện cá tính của mình. Đi làm thì tránh hở hang, phản cảm chứ không phải đi làm mang tính đối phó, còn nếu áp dụng thì cũng đừng áp dụng theo kiểu "đánh trống bỏ dùi", làm được một thời gian thì bỏ.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có cách nào để công chức thực thi bộ quy tắc ứng xử này thì ông Biền cũngnêu quan điểm cá nhân: hiện nay người ta sợ nhất là dư luận trên mạng xã hội và truyền thông trên báo chí. Do vậy, cách giám sát công chức tốt nhất chính là thông tin trên truyền thông mạng xã hội và báo chí. Ngoài ra, người dân bức xúc nhất chính là các công, viên chức "ăn bớt" thời gian, các thủ tục hành chính rườm rà, mang tính "hành là chính" với người dân. Đó là những điều người dân quan tâm, nên việc cần làm, cần thay đổi nhất chính là điều này chứ không chỉ riêng trang phục hay hình xăm" - ông Biền cho hay.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không xăm hình, không mặc váy ngắn: Dân quan tâm đến thủ tục 'hành là chính' hơn