Ngày 9.10, Sở TT-TT TP.HCM phối hợp Hội In TP.HCM tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Khung năng lực số ngành in”.
Khoa học - công nghệ

Khung năng lực số hỗ trợ doanh nghiệp in trong quá trình chuyển đổi số

P.V 16:04 09/10/2024

Ngày 9.10, Sở TT-TT TP.HCM phối hợp Hội In TP.HCM tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Khung năng lực số ngành in”.

Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia (10.10), chào mừng kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và phát hành sách Việt Nam, hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10.10 trên địa bàn TP.HCM.

Theo ông Trịnh Hữu Anh, Trưởng phòng Xuất bản, in và phát hành (Sở TT-TT TP.HCM), trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ngành in được xem là một ngành công nghiệp phụ trợ, tính đến nay, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn bao bì, in xuất bản phẩm, các sản phẩm in khác trên địa bàn thành phố ổn định trong khoảng 1.300 doanh nghiệp, chiếm gần 2/3 số doanh nghiệp hoạt động in của cả nước.

x.jpg
Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM Nguyễn Ngọc Hồi phát biểu tại chương trình

Đến nay, Sở TT-TT cấp phép, xác nhận và quản lý gần 700 cơ sở in. Sau 3 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngành in thành phố đã có những khởi sắc, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành in, góp phần vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, duy trì doanh thu tăng trung bình hằng năm ổn định ở mức từ 6 - 8%.

Tổng doanh thu in, bao bì, in xuất bản phẩm có năm lên đến khoảng 4 tỉ USD/năm, tập trung chủ yếu tại 3 quận Bình Tân, Tân Phú và Tân Bình. Ngành in là một trong những ngành có khả năng tận dụng thành tựu phát triển khoa học, công nghệ của thế giới để phát triển và có đầy đủ các yếu tố bắt kịp nhanh với xu hướng chuyển đổi số, kinh tế số mang lại giá trị cao cho kinh tế thành phố và trong khu vực.

Phát biểu tại chương trình, Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM Nguyễn Ngọc Hồi cho rằng cần triển khai đồng bộ, căn cơ một số giải pháp, trong đó, các doanh nghiệp in cần có kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh, có phương án đầu tư hiệu quả, chuyên môn hóa và có giải pháp quản trị đồng bộ vì chất lượng, tính ổn định tìm thị trường phù hợp, mở rộng chuỗi liên kết với các doanh nghiệp in khác trong dây chuyền in theo hướng đổi mới, càng số hóa, chuyển đổi số càng nhiều càng tốt trong tất cả các khâu.

Bên cạnh đó, ngành in cần tham gia sâu rộng hơn vào thị trường số thông qua các sàn giao dịch điện tử, sàn kinh doanh thương mại điện tử; quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thu công nghệ mới đáp ứng yêu cầu khai thác và chuẩn hóa công việc; đào tạo, tuyển dụng và có chính sách tốt để sử dụng người lao động, tạo nguồn lao động ổn định là lợi thế của doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thường xuyên tổ chức các hội thảo, diễn đàn, triển lãm để các doanh nghiệp in có cơ hội tiếp cận công nghệ mới, chuỗi sản xuất mới, hiện đại, tiết kiệm các nguồn lực tối ưu hóa giảm chi phí, tập trung chất lượng của sản phẩm.

Tại chương trình, Ban tổ chức đã trang bị kiến thức thông qua phần trình bày về khung năng lực số; giới thiệu phần mềm báo cáo trực tuyến cho doanh nghiệp in tại thành phố; chia sẻ các giải pháp công nghệ ERP – yếu tố nâng cao khung năng lực số và các chia sẻ, thông tin về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp in trong quá trình chuyển đổi số hiện nay.

Bài liên quan
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khung năng lực số hỗ trợ doanh nghiệp in trong quá trình chuyển đổi số