Bộ Tài chính yêu cầu UBND địa phương trên cả nước kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại di tích lịch sử - văn hóa. Thời kỳ kiểm tra năm 2023 và báo cáo kết quả trước ngày 31.3.2024.

Kiểm tra tiền công đức tại các di tích lịch sử – văn hóa trên toàn quốc

P.V | 31/10/2023, 14:32

Bộ Tài chính yêu cầu UBND địa phương trên cả nước kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại di tích lịch sử - văn hóa. Thời kỳ kiểm tra năm 2023 và báo cáo kết quả trước ngày 31.3.2024.

Tại Công văn số 11752/BTC-HCSN, Bộ Tài chính hướng dẫn UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ tỉnh Quảng Ninh) ban hành quyết định kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn cấp tỉnh, trong đó chỉ rõ đối tượng kiểm tra là các di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Mục đích của công tác kiểm tra nhằm tổng hợp, đánh giá việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa. Thông qua công tác kiểm tra giúp cho các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quản lý tiền công đức, tài trợ theo hướng minh bạch, rõ ràng để tạo niềm tin và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện, nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội.

Nguồn thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có ghi chép, phản ánh đầy đủ khoản thu chi, bảo đảm minh bạch. Do đó, Bộ Tài chính cho biết các cuộc kiểm tra nhằm tổng hợp, đánh giá quản lý tiền công đức tại các di tích, giúp các tổ chức, cá nhân quản lý minh bạch, tạo niềm tin cho cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn UBND cấp tỉnh (trừ Quảng Ninh - địa phương đã được thực hiện thí điểm) ban hành quyết định kiểm tra tổng thể trên địa bàn, nêu rõ mục đích, đối tượng, nội dung kiểm tra và phân công trách nhiệm cho các đơn vị liên quan...

Ngày 7.3, Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh hồi giữa tháng 2. Thủ tướng giao hai Bộ kiểm tra về quản lý tiền công đức, thí điểm từ Quảng Ninh, báo cáo trong quý 2/2023.

Các di tích lịch sử, văn hóa đã được cơ quan nhà nước cấp bằng xếp xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo Luật Di sản văn hóa sẽ thuộc diện kiểm tra trong 2023. Kinh phí trích từ nguồn dự toán ngân sách chi thường xuyên năm 2024.

Nội dung kiểm tra gồm việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức, tài trợ, nội dung sử dụng tiền công đức và giám sát việc tiếp nhận, kiểm đếm, sử dụng tiền công đức, tài trợ tại các di tích và hoạt động lễ hội trong 2023.

Chủ tịch UBND cấp huyện là người chỉ đạo việc kiểm tra. Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ gửi báo cáo kết quả cho Bộ Tài chính trước ngày 31.3.2024.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiểm tra tiền công đức tại các di tích lịch sử – văn hóa trên toàn quốc