Đó là Trường tiểu học và mầm non Nà Khoang, thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Đây vừa là trường cho các bé mẫu giáo và tiểu học, vừa là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Kiến trúc ngôi trường đậm chất bản địa ở núi rừng Sơn La

Minh An - Ảnh: Triệu Chiến, Vũ Xuân Sơn | 31/08/2022, 16:31

Đó là Trường tiểu học và mầm non Nà Khoang, thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Đây vừa là trường cho các bé mẫu giáo và tiểu học, vừa là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Ngôi trường dành cho các em nhỏ đồng bào dân tộc Thái nơi đây được lấy cảm hứng thiết kế từ những bông hoa của núi đồi, kết hợp với các vật liệu tự nhiên địa phương.

truongtieuhocnakhoang-3-.jpg
Ngôi trường nằm giữa đồi núi, những thửa ruộng bậc thang và cây cối

Theo thuyết trình của kiến trúc sư thuộc Văn phòng Kiến trúc 1+1>2 thì dự án được hoàn thành vào năm 2021. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, địa bàn rừng núi hiểm trở, đường xá khó khăn, đời sống bà con rất thiếu thốn, vất vả. Hàng ngày, các em học sinh phải băng qua sông núi đến trường. Tuy vậy, điểm trường hiện trạng cũng đã xuống cấp, dột nát, không đủ lớp học cho các em.

truongtieuhocnakhoang-1-.jpg
Tổng thể ngôi trường giữa cảnh quan của một huyện miền núi Bắc Bộ 
truongtieuhocnakhoang-4-.jpg
Công trình kiến trúc, giáo dục và không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người bản địa nằm hài hòa giữa tự nhiên

Từ những trăn trở đó, Văn phòng Kiến trúc 1+1>2 cùng tổ chức Midas Foundation, VN Help và một số nhà hảo tâm đã cùng thực hiện dự án với mục tiêu cải tạo, xây mới trường với đầy đủ không gian học tập, sinh hoạt, đảm bảo tiện nghi, đáp ứng các tiêu chuẩn chiếu sáng, thông gió, cách âm trường học.

truongtieuhocnakhoang-7-.jpg
truongtieuhocnakhoang-5-.jpg
truongtieuhocnakhoang-6-.jpg
Đây là không gian văn hóa, trường học của người dân tộc vùng cao. 

Ngôi trường nằm giữa làng – một không gian sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đa dạng, phong phú. Lấy cảm hứng thiết kế từ nhịp múa truyền thống, mỗi mái nhà một độ nghiêng khác nhau, tựa điệu múa xòe Thái sinh động, nhịp nhàng.

truongtieuhocnakhoang-8-.jpg
Có thể thấy, những bức tường làm từ sỏi cuội mà bà con dân tộc nơi đây đã chung tay mang về và góp sức chung cho công trình 

Điều đáng chú ý, ngôi trường tiểu học được thiết kế và bố trí hài hòa với khung cảnh ruộng bậc thang, trở thành 1 phần trong tổng thể cảnh quan của khu vực. Các vật liệu được sử dụng trong xây dựng là vật liệu địa phương kết hợp bào gồm gạch đất không nung từ nguồn đất đào móng, sỏi cuội ở suối được bà con chung tay mang về cách 5 km. Tất cả diện tích tường lớp học như cách dệt thổ cẩm với những họa tiết đặc sắc.

truongtieuhocnakhoang-9-.jpg
Gạch đất nung với thiết kế như ô thông gió và lấy ánh sáng 

Những vật liệu xây dựng hữu cơ giúp ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Ngoài ra, việc xây dựng công trình này có sự tham gia trực tiếp của người dân và giúp bảo trì, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

truong.jpg
Những vật liệu địa phương thân thiện môi trường, giúp ấm vào mùa đông nhưng mát vào mùa hè. 
truong2.jpg
Bên ngoài - khu vực sân khấu được thiết kế tựa như những thửa ruộng bậc thang - nét đặc trưng của vùng cao bắc bộ 
Bài liên quan
Google dùng siêu máy tính Eos của Nvidia để thiết kế bộ xử lý điện toán lượng tử
Bộ phận Quantum AI thuộc Google sẽ sử dụng siêu máy tính Eos của Nvidia để tăng tốc thiết kế các thành phần lượng tử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
12 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiến trúc ngôi trường đậm chất bản địa ở núi rừng Sơn La