Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói

TS Lê Thành Ý 28/04/2024 11:42

Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.

Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt về vật chất, tinh thần

Dân số nước ta năm 2023 ước đã 100,3 triệu người, tăng 0,84% so với năm 2022. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh, cơ bản duy trì được mức thay thế từ năm 2005 đến nay. Tỷ lệ tử vong ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng cao do những thành tựu y học và việc chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện.

Tình hình lao động, việc làm từ quý 4/2023 có nhiều khởi sắc. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cả nước vào quý 1/2024 có 52,4 triệu người, tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý 1/2024 đạt 27,8%, tăng 1,4 % so với cùng kỳ năm trước.

Lao động có việc làm quý 4/2023 là 51,5 triệu người. Tính chung cả năm 2023 là 51,3 triệu, tăng 1,35% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 4/2023 là 2,26%, giảm 0,06 % so với cùng kỳ năm trước, quý 1/2024 tỷ lệ này là 2,03%.

Tỷ lệ thiếu việc làm quý 4/2023 là 1,98%, giảm 0,08% so với quý trước. Tính chung năm 2023, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 2,01%, giảm 0,20% so với năm trước.

Thu nhập bình quân của lao động quý 4/2023 là 7,3 triệu đồng/tháng, tăng 444 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung năm 2023, thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9% so với năm trước, đến quý 1/2024 mức thu nhập này đạt 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 549 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2024 cho thấy thu nhập bình quân đầu người quý 1/2024 đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, tính đến ngày 19.12.2023, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là hơn 12,3 nghìn tỉ đồng. Ngoài ra, đến ngày 22.12.2023 Chính phủ cấp xuất 21,6 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 1,4 triệu người. Tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy, tính đến ngày 19.3.2024, số tiền hỗ trợ cho các đối tượng được bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15.3.2021 là 8,1 nghìn tỉ đồng; hộ nghèo, hộ cận nghèo hơn 2,4 nghìn tỉ đồng; người có công, thân nhân người có công với cách mạng là 9,2 nghìn tỉ đồng; hỗ trợ đột xuất, bất thường phát sinh tại địa phương là gần 26,8 tỉ đồng.

Để người dân không bị thiếu đói, tính từ đầu năm đến nay, tổng số gạo mà Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã hỗ trợ người dân là hơn 17,7 nghìn tấn.

Năm 2023, các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước đã tạo được hiệu ứng, lan tỏa, kết nối tình đoàn kết, giữa nhân dân cả nước và truyền bá hình ảnh về những phẩm chất tốt đẹp của hệ giá trị văn hóa, gia đình về con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Khái quát lại, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, bất thuận, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, nền kinh tế năm 2023 đạt mức tăng trưởng 5,05%, quý 1/2024 là 5,66%. Mặc dù chưa đạt tới mục tiêu kỳ vọng của Chính phủ, nhưng đây là kết quả tích cực và thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.

Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá. Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong nước và gia tăng xuất khẩu. Đầu tư công được đẩy mạnh cả về số vốn thực hiện lẫn tốc độ giải ngân, an sinh xã hội được quan tâm giải quyết kịp thời và hiệu quả.

Vấn đề rút ra từ thực trạng kinh tế-xã hội

Từ cuối năm 2022, khi tăng trưởng của Việt Nam đang ở mức trên 8%, đã có những cảnh báo cần thận trọng về diễn biến khó lường trong năm 2023. Đó là một số điểm yếu căn bản của nền kinh tế, như giải ngân đầu tư công, nguồn cung năng lượng, khả năng nội địa hóa hàng xuất khẩu và những “cơn gió ngược” về xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, tâm lý tiêu dùng bất ổn định, tất cả đã khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp nhất trong những năm gần đây.

Với những nỗ lực không ngừng của Chính phủ, các cấp các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân nhằm khai thông các nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, Việt Nam đã có một năm vượt khó xuất sắc, song nhiều thách thức vẫn còn tồn tại, cần sớm khắc phục trong năm 2024.

So sánh chung cả năm 2023, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều thể hiện một năm đầy nỗ lực duy trì vượt khó, nhưng giá trị tăng thêm của hai ngành chủ lực là dịch vụ và công nghiệp đều ở mức không cao. Ngành công nghiệp, giá trị tăng thêm chỉ đạt 3,02%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2023. Trong khi ngành du lịch không duy trì được đà tăng trưởng, thì công nghiệp chỉ giữ ở mức cận dưới so với xu thế dài hạn. Tính chung cả năm, giá trị tăng thêm đạt 6,8%, chỉ cao hơn 2 năm (2020, 2021) chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.

Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%, một mức tăng đáng ghi nhận trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ảm đạm. Nhưng xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Nửa đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa giảm mạnh so cùng kỳ năm trước. Xuất nhập khẩu hàng hóa của nền kinh tế thể hiện sự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 4,4%, kim ngạch nhập khẩu giảm 8,9% so với năm trước. Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đều giảm, nhưng do nhập khẩu giảm mạnh hơn nên nền kinh tế vẫn xuất siêu 28 tỉ USD, là mức cao kỷ lục. Mức xuất siêu này đóng góp 1,63 điểm trong 5,05% tăng trưởng GDP của năm 2023. Như vậy là, khoảng 1/3 của tăng trưởng GDP năm 2023 đến từ việc sụt giảm hoạt động thương mại quốc tế. Đây là một tín hiệu đáng lo ngại cho năm 2024.

Từ phía tổng cầu, hoạt động đầu tư đưa đến nhiều kỳ vọng tích cực. Tính chung cả năm 2023, vốn đầu tư thực hiện tăng 6,2% so với năm 2022, trong đó vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 21,2%. Đây là nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp, đặc biệt vào những tháng cuối năm với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 23,18 tỉ USD, tăng 3,5% so với năm 2022.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói