“Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư” được đánh giá là kiệt tác hàng đầu thế giới và là “Trí tuệ kỳ thư” trong bối cảnh đương đại, hướng đạo thâm thúy phương thức đối nhân xử thế từ tầm mức cá nhân cho tới quốc gia.
Văn hóa

Kỳ I: Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư

T.N.L 17/07/2024 10:00

“Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư” được đánh giá là kiệt tác hàng đầu thế giới và là “Trí tuệ kỳ thư” trong bối cảnh đương đại, hướng đạo thâm thúy phương thức đối nhân xử thế từ tầm mức cá nhân cho tới quốc gia.

ky-i-h1.-hinh-chu.jpg
box-hanhtrinh-cap-nhat.jpg

Chiến Quốc là một trong những thời kỳ loạn lạc, rối ren nhất trong lịch sử của Trung Hoa; bối cảnh chánh trị, kinh tế, văn hóa, quân sự… biến đổi liên tục ở từng khắc trôi qua. Trong sự tình hỗn loạn ấy, lời rằng “thời thế sanh anh hùng” quả thật không còn gì đúng hơn khi đã hiển sanh nhiều triết gia, quân sự gia, chánh trị gia, mưu lược gia tài danh mà những ghi chép của họ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự.

Quỷ Cốc Tử là một bậc kỳ tài được hiển sanh trong thời thế đấy. Tinh thông bách gia, trí tuệ uyên thâm, quyền mưu xuất chúng, cho nên được người đời sùng kính hết mực. Tuy danh tính của Quỷ Cốc Tử không rõ ràng, song cuộc đời và sự nghiệp của ông lại được hậu thế hư cấu qua nhiều truyền thuyết, dã sử và tiểu thuyết càng trở nên huyền bí. Có thể hình dung rằng nhân vật này là một người hái thuốc và tu đạo. Khi đã tường thông pháp thuật, sở đắc kiến thức về nhân sinh sâu rộng, ông lui về ở ẩn, sống âm thầm trong một hang núi gọi là Quỷ Cốc. Hang này nằm trên núi cao, bao quanh là rừng rậm, âm khí nặng nề, không dành cho người phàm. Quỷ Cốc Tử là cái tên ông tự đặt ra cho mình. Người đời gọi ông là Quỷ Cốc Tiên Sinh. Ai nấy đều tin rằng Quỷ Cốc Tiên Sinh đã đắc đạo thành Tiên do biết thuật tu tiên. Hơn 2000 năm đằng đẵng tới nay, các Binh pháp gia đều tôn Quỷ Cốc Tử là Thánh nhân, Tung Hoành gia tôn Quỷ Cốc Tử là Thủy tổ; người xem mệnh bói toán tôn Quỷ Cốc Tử là Tổ sư gia, Đạo giáo tôn Quỷ Cốc Tử là Vương Thiền lão tổ.

Tương truyền rằng, cả đời Quỷ Cốc Tử chỉ nhận bốn đồ đệ là Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, và Trương Nghi; và đã ngôn truyền thân giáo (dùng lời nói và chính bản thân truyền thụ dạy bảo) các đồ đệ của mình; những người nầy đã áp dụng binh pháp thao lược và tung hoành biện thuật do Quỷ Cốc Tử truyền thụ để hô phong hoán vũ, khống chế cục diện chánh trị thời loạn thế Chiến Quốc.

Bởi sự uyên áo vượt thường, những lời chân truyền của Quỷ Cốc Tử đã được tổng biên thành tác phẩm “Quỷ Cốc Tử Mưu lược Toàn thư” để đời đời người sau tiếp dụng. Nhắc lời của nhơn gian, thật không ngoa khi nhận rằng đây là một bộ Đông phương Văn hóa Kỳ thư, là một sự hội tụ trí tuệ kinh điển của cổ nhơn, điều nghiên quyền thuật và mưu lược, quy nạp kiến thức chánh trị-xã hội thâm thúy; là cẩm nang để thao luyện tài năng hùng biện siêu hạng và mưu thuật xuất sắc.

ky-i-h2.-sach-quy-coc-tu.jpg

“Quỷ Cốc Tử Mưu lược Toàn thư” cũng được đánh giá là kiệt tác hàng đầu thế giới, là “Trí tuệ kỳ thư” dưới quan điểm hiện thời trong bối cảnh thế giới đương đại, hướng đạo thâm thúy phương thức đối nhân xử thế từ tầm mức cá nhân cho tới quốc gia. Ấy chính là bửu bối để thi triển chánh sách ngoại giao siêu việt toàn tài và tạo tác một thành trì an ninh siêu hạng bất khả phạm cho bất kỳ một chánh thể nào hiện nay.

“Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư” gồm 12 thiên được tập hợp và giới thiệu lần lượt là:

  1. Bài hạp: Là một thuật đàm phán, thuật này có nghĩa là kích thích đối phương mở rộng lòng, nói ra sự thực, hoặc khiến đối phương im lặng, bộc lộ chân tình.
  2. Phản ứng: Thông qua quan sát, lý giải, biện luận nhiều lần trên hai phương diện tích cực và tiêu cực để nắm vững phản ứng của đối phương, bao gồm phản ứng về tâm lý và ngôn ngữ, từ đó hiểu rõ về đối phương, cũng như xác định chiến lược trọng tâm.
  3. Nội kiện: Liên quan tới việc đưa ra lý lẽ và duy trì mưu lực, chủ yếu nói về mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. “Nội” chính là khiến người khác chọn dùng kế sách của mình, còn “kiện” chính là cố gắng duy trì kế sách của mình.
  4. Để hy: Khi đất nước có mâu thuẫn, nếu cứu vớt được thì giúp người cầm quyền cứu nước; Còn nếu đã thối nát, không thể cứu vớt nổi thì thay thế người cầm quyền mới. Quan điểm này được cho là tư tưởng tiến bộ, gần giống với tư tưởng dân chủ.
  5. Phi kiềm: Mục đích của phi kiềm rất nhiều, song chủ yếu là để kiểm tra con người, đánh giá năng lực, quyền biến của con người, cũng như phân biệt được thật giả, đúng sai.
  6. Ngỗ hợp: Phần “ngỗ hợp” này nói về đạo lý bội phản (làm trái ngược), tiến hành song song với du thuyết cốt đạt được mục đích làm cho đối phương thay đổi.
  7. Sủy thiên: Người giỏi trị vì thiên hạ phải biết phán đoán toàn bộ tình thế xảy ra trong thiên hạ. Các mưu thần muốn làm nhà chính trị tài ba thì cần phải giỏi “lượng quyền” (đánh giá quyền thế) giỏi “sủy tình” (suy đoán tình cảm), có vậy mới có thể thành công.
  8. Ma thiên: Có thể thấy “sủy ma” là trọng tâm của lý luận du thuyết mưu lược. Hàm nghĩa của “ma” là suy đoán sự tình, nghiên cứu và thăm dò. Ý nghĩa của phần này là dùng mưu sự để thuận hợp với bậc quân chủ muốn thuyết phục, và thúc đẩy thực thi.
  9. Quyền thiên: Sau khi đã hiểu tường tận đối phương thì cần dựa theo đặc điểm tính cách, nội dung trò chuyện, sách lược và kỹ xảo thuyết phục người khác để có sự lựa chọn, cân nhắc và suy tính kỹ càng, đó chính là “quyền”.
  10. Mưu thiên: Quyền mưu được phân thành hai phần “quyền” và “mưu”. Quyền là cân nhắc mưu lược, còn mưu hoạch nội dung. Trong ngôn từ thì quyền là nói thế nào, còn mưu là nói gì.
  11. Quyết thiên: Thảo luận về vấn đề liên quan tới quyết đoán sự vật, nói rõ tầm quan trọng của việc quyết đoán, và dạy chúng ta phải quyết đoán như thế nào.
  12. Phù ngôn: Phù ngôn chỉ lời nói và sự thực hoàn toàn phù hợp giống như phù khế (vật làm tin), để dâng tặng nhà vua, chỉ dẫn cho nhà vua thuật tu dưỡng để trị quốc bình thiên hạ.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là tập hợp tương đối đầy đủ nhất của cấp độ Mưu Thuật - Trí Thuật; để chuẩn bị cho một dân tộc vĩ đại, trung tâm, siêu việt; thì cấp độ đó cũng là chưa đủ mà dân tộc mình phải cùng đoàn kết luyện rèn lên mức độ của Trí Đạo – Tâm Đạo; là cấp độ có thể thấu ngộ được quy luật tạo hoá, hiểu được Ý Trời, cùng quy tụ Lòng Người với những động lực và cảm xúc cao cấp và cao quý nhất.

picture1.png

“Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư” là tác phẩm sách duy nhất của phái Tung Hoành gia được truyền lại đến tận ngày nay. Sách không những luận giải về thuật du thuyết và năng lực hùng biện của người Trung Hoa cổ đại mà còn là sự kết tinh nhiều mảng kiến thức chính trị xã hội, khơi nguồn tư duy về các phương cách đối nhân xử thế và hoạch định kế sách hữu hiệu. Cổ thư này có lẽ là tập hợp cái biết của nhiều bậc cao nhân về ngoại giao siêu việt – an ninh siêu hạng, chứ không chỉ riêng một mình Quỷ Cốc Tiên Sinh, xứng đáng là một trong những “Trí tuệ kỳ thư”.

Đọc Quỷ Cốc Tử ắt thâu nạp được những tri thức. Chúng đặc biệt có giá trị trong Ngoại giao – An ninh. Bậc trí giả cao nhân từ ngàn xưa đã dạy rằng khi thương thuyết, không được lấy bản thân, bản ngã làm trung tâm, mà phải thấu suốt cái muốn và góc nhìn của đối phương. Thương thuyết sao cho đối phương phải thu hoạch được lợi ích, hoặc ít nhất cũng là cảm giác có lợi. Ngoại giao, kéo theo là An ninh, dạng như vậy mới thực sự hiệu quả bởi vì các bên đều sẽ giành được ích lợi, các bên cùng nhau thắng khi đều cho đi và đều nhận lại. Sâu xa, chu toàn và ảo diệu.

Pho sách kinh điển này, giúp mỗi người có thể tự lý giải và vận dùng từ nhiều góc độ khác biệt nhau trong từng khung cảnh riêng. Chính vì thế mà Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư dù luận bàn về các phương cách hoạch định sách lược trong thời Chiến Quốc nhưng vẫn được xem là kiệt tác Ngoại giao An ninh trong thời toàn cầu hiện đại.

z.png

Dùng mưu, đấu trí, xuất kỳ, khéo léo đều là những biện pháp không thể thiếu trong cạnh tranh hiện đại, làm được như vậy mới có thể “làm mưa làm gió” trong cuộc sống xã hội, điều này ngẫu nhiên cũng rất phù hợp với tư tưởng của Quỷ Cốc Tử. Chính vì lẽ đó, mưu trí của Quỷ Cốc Tử không chỉ được bậc học giả, chánh trị gia, nhà quân sự, nhà mưu lược… phương Đông mà cả Tây Âu và Châu Mỹ nghiên cứu, học hỏi. Nhà chánh trị xã hội, nhà sử học người Đức là Oswald Spengler đã từng đánh giá rất cao mưu trí của Quỷ Cốc Tử, hơn nữa còn nhấn mạnh rằng mưu trí này đáng để con người hiện đại học tập và làm theo. Henry Kissinger – cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bậc thầy ngoại giao xuất sắc của thế giới và từng đạt giải Nobel Hòa Bình vào năm 1973; người từng mệnh danh là nhà Tung Hoành đương đại đã nhận định “Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư” là sách ngoại giao quan trọng cần được nghiên cứu và vận dụng.

Cho đến tận ngày nay, mưu trí của Quỷ Cốc Tử càng được người dân coi trọng, được vận dụng phổ biến trong các hoạt động cạnh tranh nhân tài, quản lý doanh nghiệp, tiếp thị sản phẩm, tuyên truyền quảng cáo… Đồng thời, dẫn dắt các nhà chánh trị, doanh nghiệp, ngoại giao… tìm được chỗ đứng vững chắc của mình trong xã hội.

“Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư” là một trong những đầu sách quý thuộc Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời được Nhà sáng lập - Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Chính trị – Ngoại giao – Quân sự trong "Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời".

final-box-tu-sach.jpg

Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư

box.jpg

(Đón đọc kỳ sau: Quỷ Cốc Tử Mưu lược toàn thư - Bài hạp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
một giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ I: Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư