Từ khi sinh ra, bé trai T.Darika (nay đã 2 tuổi, quốc tịch Campuchia) đã bị dính ngón bẩm sinh ở bàn tay trái và bàn chân trái. Cuộc sống của bé tưởng chừng sẽ mãi gắn liền với bàn tay, bàn chân khiếm khuyết, không thể cầm nắm được... Nhưng rồi một "phép màu" đã đến, biến bàn tay, bàn chân ấy trở nên bình thường như bao đứa trẻ khác.

Kỳ tích đến với cậu bé người Campuchia bị hội chứng dính ngón bẩm sinh

Hồ Quang | 25/10/2018, 18:22

Từ khi sinh ra, bé trai T.Darika (nay đã 2 tuổi, quốc tịch Campuchia) đã bị dính ngón bẩm sinh ở bàn tay trái và bàn chân trái. Cuộc sống của bé tưởng chừng sẽ mãi gắn liền với bàn tay, bàn chân khiếm khuyết, không thể cầm nắm được... Nhưng rồi một "phép màu" đã đến, biến bàn tay, bàn chân ấy trở nên bình thường như bao đứa trẻ khác.

Chiều 25.10, bác sĩ Nguyễn Xuân Anh - người trực tiếp phẫu thuật cho bé T.Darik thông tin ông cùng ê kíp bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City (TP.HCM) vừa phẫu thuật tách thành công ngón tay, ngón chân dính bẩm sinh đưa bé trai này trở vềbình thường như bao đứa trẻ khác.

“Chúng tôi thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp giải phóng vòng thắt. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ phẫu thuật, ê kíp mổ đã tách thành công ngón thứ 3 và thứ 4 bàn tay trái và ngón thứ 2, thứ 3 bàn chân trái", bác sĩ Xuân Anh cho biết.

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, vòng thắt bẩm sinh – vòng thắt dây dính là bệnh lý hình thành trong bào thai nước ối, quấn các chi khiến máu nuôi dưỡng dẫn đến bàn tay, bàn chân không phát triển từ trong bụng mẹ. Đến nay, y học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnhhiếm gặp này. Trẻmắc bệnh này sẽ khó điều trị khi một hoặc nhiều ngón tay hoặc chân dính liền với các ngón còn lại, gây biến dạng dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt, cầm nắm và mất thẩm mỹ.

Phẫu thuật tách dính ngón rất phức tạp, tạo áp lực rất lớn cho bác sĩ bởi đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, thời gian phẫu thuật kéo dài, chưa kể sau mổ còn nhiều nguy cơ như: hoại tử vạt da ghép, hoại tử ngón tay sau phẫu thuật, tổn thương thần kinh ngón, có thể khiến ngón tay của trẻ mất cảm giác.

Theo thời gian, trẻ có thể bị sẹo co dính lại ngón, cần phải phẫu thuật tiếp. Do vậy, việc phẫu thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết. Vì vậy, bác sĩ cần phải có kỹ thuật, chuyên môn giỏi mới có thể thực hiện thành công ca mổ khó về hội chứng dính ngón.

“Dù bàn tay có khiếm khuyết nhưng trải qua bao khó khăn, giờ đây bàn tay bé đã có đủ 5 ngón. Sau khi các ngón được tách rời, theo thời gian, các đốt ngón tay sẽ dài ra nhanh và tốt hơn vì xương bé còn sụn tăng trưởng. Hiện các ngón tay tuy ngắn nhưng bé vẫn có thể cầm nắm các vật nhỏ, cầm viết và tập vở. Sau này khi trưởng thành, qua tập luyện vật lý trị liệu, các ngón tay sẽ linh hoạt hơn nhiều. Ngoài ra, bé có thể dùng phương pháp thẩm mỹ hỗ trợ là gắn ngón tay silicon hoặc phẫu thuật kéo dài, ghép xương ngón”, bác sĩ Xuân Anh chia sẻ sau thành công ca mổ đầy bất ngờ này.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ tích đến với cậu bé người Campuchia bị hội chứng dính ngón bẩm sinh