Dùng lá dứa không gây tác dụng phụ. Lá dứa là cách tự nhiên, an toàn và đơn giản để làm đẹp và tăng cường sức khỏe của bạn.

Lá dứa - 'thần dược' cho sắc đẹp và sức khỏe phụ nữ

CTV Thùy Như, 0918138508, VCB 0441000613273 | 10/09/2019, 21:15

Dùng lá dứa không gây tác dụng phụ. Lá dứa là cách tự nhiên, an toàn và đơn giản để làm đẹp và tăng cường sức khỏe của bạn.

Thanh tẩy cơ thể

Nhờ tác dụng trung hòa các độc tố, nên uống trà hay nước lá dứa có thể loại bỏ độc tố tích tụ ra khỏi cơ thể.

Dùng nước lá dứa để chữa da bỏng nắng- Ảnh: minh họa

Chữa da bỏng nắng

Lá dứa là một trong những cách hiệu quả để chữa da bỏng nắng. Hãy ngâm mình trong nước tắm có pha trà lá dứa để làm dịu các vết bỏng.

Trị gàu

Nếu dầu gội không thể loại bỏ gàu trên tóc, hãy thay bằng lá dứa. Nghiền nát 10 lá dứa, trộn chung với 100ml nước. Thoa hỗn hợp này lên da đầu, để yên trong 30 phút trước khi xả sạch với nước hay dầu gội đầu. Để tăng hiệu quả, hãy thường xuyên thực hiện cách này. Ngoài tác dụng trên, lá dứa còn giúp nuôi dưỡng và ngừa rụng tóc.

Lá dứa giúp trị gàu - Ảnh: minh họa

Tăng cảm giác ngon miệng

Nếu ăn uống kém ngon, hãy đun sôi 10 gr lá dứa chung với 3 ly nước đến khi còn lại 1 chén. Chia nước lá dứa thành hai phần để uống vào buổi sáng và buổi tối.

Pha màu thực phẩm

Nước lá dứa dùng để chế biến món ăn và làm bánh - Ảnh: minh họa

Đểthực phẩm có màu xanh lá dứa, hãy đun sôi lá dứa với nước vì càng đun sôi màu sẽ đậm hơn. Nước lá dừa được dùng để chếbiến món ăn và làm bánh.

Giữ hơi thở thơm tho

Nhai lá dứa giúp hơi thở luôn thơm tho và loại bỏ mùi hôi miệng.

Chữa đau nướu răng

Bạn bị đau nướu hay gặp những vấn đề về răng miệng, mặc dù vẫn chải răng mỗi ngày. Trường hợp này, hãy thử nhai lá dứa tươi hoặc khô.

Nuôi dưỡng và tăng cường sức khỏe

Tinh dầu lá dứa, có tác dụng nuôi dưỡng và tăng cường sức khỏe rất công hiệu.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Uống trà lá dứa có thể chữa chứng chuột rút đường tiêu hóa, nhất là chuột rút dạ dày.

Ngừabệnh ung thư

Một lợi ích tuyệt vời khác của trà và nước lá dứa là ngừa bệnh ung thư, chống lại tác động của các độc tố, đồng thời ức chế sự phát triển các tế bào ung thư.

Giảm lo âu và căng thẳng

Để giải tỏa tâm tạng lo âu, căng thẳng, hãy uống 2 hay 3 tách trà lá dứa mỗi ngày.

Phục hồi sức khỏe sau khi sinh

Sau khi sinh, năng lượng của người mẹ suy giảm và cảm thấy mệt mỏi. Để khắc phục, hãy đừng quên uống trà lá dứa.

Hạ sốt

Các bài thuốc gia truyền của người Đông Nam Á thường dùng nước hay trà lá dứa để trị sốt, để làm giảm thân nhiệt. Nước lá dứa cũng giảm đau ngực khi bị ho.

Nhuận tràng

Ở trẻ có những vấn đề về tiêu hóa, hãy cho uống trà lá dứa. Đây là cách chữa bệnh tự nhiên, hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

Hạđường huyết

Một số nghiên cứu đăng trên tạp chí Pharmacognosy, Thái Lan, phát hiện, lá dứa hay chiết xuất lá dứa làm giảm lượng đường trong máu. Mặc dù được thử nghiệm ở những người không mắc bệnh tiểu đường, nhưng kết quả cho thấy chỉ số đường huyết của họ đã giảm đáng kể. Tuy vậy, phát hiện này cần được nghiên cứu thêm.

Chữa đau nhức cơ và khớp

Lá dứa phát huy hiệu quả trong chữa trị đau nhức cơ. Hãy uống trà lá dứa ngay khi bạn cảm thấy đau nhức cơ do mệt mỏi. Muốn giảm đau khớp, hãy đắp lá dứa lên các cơ, khớp bị đau nhức và viêm tấy. Để tăng hiệu quả trị bệnh, có thể thoa dầu dừa lên lá dứa trước khi đắp lên vết thương.

Trị táo bón

Lá dứa có tác dụng bình ổn hoạt động của ruột. Nếu có vấn đề về táo bón, hãy uống trà hay nước lá dứa vào ban ngày và buổi tối.

Nấu nước lá dứa

- Buộc lá dứa thành bó, đun sôi với nước trong 10 phút cho ra hết tinh dầu có trong lá. Bớt lửa, để nước sôi thêm 10 phút.

- Vớt bỏ phần lá dứa. Để nguội nước lá dứa ở nhiệt độ phòng. Cho vào hủ đậy kín nắp và bảo quản trong tủ lạnh.

Pha trà lá dứa

- Đun sôi 3 chén nước. Bỏ vào nồi 4 lá dứa, 5 hạt bạch đậu khấu, 1 miếng gừng nhỏ bằng ngón tay. Tiếp tục đun ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 10 phút, để thành trà lá dứa. Buộc chặt lá dứa khi nấu, mùi sẽ càng thơm.

- Khi uống trà lá dứa, hãy cho thêm 2 thìa đường cọ.

Tú Uyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lá dứa - 'thần dược' cho sắc đẹp và sức khỏe phụ nữ