Hai sáng kiến chính của Việt Nam là: Quan sát carbon, bao gồm các khu vực rừng, phối hợp với việc quan sát Trái đất để hỗ trợ giám sát và quản lý rừng trong khu vực một cách hiệu quả; các quan sát phục vụ nông nghiệp, cụ thể là giám sát lúa.

Làm Chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất 2019, Việt Nam đưa 2 sáng kiến mới

Thu Anh | 20/10/2018, 14:26

Hai sáng kiến chính của Việt Nam là: Quan sát carbon, bao gồm các khu vực rừng, phối hợp với việc quan sát Trái đất để hỗ trợ giám sát và quản lý rừng trong khu vực một cách hiệu quả; các quan sát phục vụ nông nghiệp, cụ thể là giám sát lúa.

Theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), mới đây, tại Brussels (Bỉ), PGS-TS Phạm Anh Tuấn – Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã đại diện cho Việt Nam đón nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất 2019 – CEOS Chair 2019.

PGS-TS Phạm Anh Tuấncho biết trong năm 2019, Việt Nam khi đảm nhận vị trí chủ tịch sẽ đưa ra 2 sáng kiến. Thứ nhất, quan sát carbon, bao gồm các khu vực rừng, phối hợp với việc quan sát Trái đất để hỗ trợ giám sát và quản lý rừng trong khu vực một cách hiệu quả. Thứ 2 là các quan sát phục vụ nông nghiệp, cụ thể là giám sát lúa.

Theo PGSTuấn, các ứng dụng này rất thiết thực trong việc đánh giá phát triển nông nghiệp của Việt Nam và sẽ được mở rộng tại các quốc gia thuộc khu vực sông Mekong. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 32, hai sáng kiến của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và cam kết hỗ trợ từ các tổ chức thành viên CEOS trong việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh; đào tạo nguồn nhân lực; cơ hội tham gia các dự án và các đề tài tiềm năng…

Hiện CEOS có 32 thành viên gồm các tổ chức như: Cơ quan Hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), Cơ quan Hàng không và vũ trụ Châu Âu (ESA), Trung tâm Nghiên cứu vũ trụ Pháp (CNES), Cơ quan Vũ trụ Anh (UKSA); Cơ quan Vũ trụ Nga (ROSKOSMOS); Cơ quan Nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Ủy ban Không gian châu Âu (EC), Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ(USGS), Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ(NOAA), Cơ quan Nghiên cứu khoa học và công nghệ Úc (CSIRO)… và 28 đối tác phối hợp.

Từ năm 2013, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của CEOS và giao Trung tâm Vũ trụ Việt Nam làm đầu mối liên hệ.

Đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất năm 2019, Việt Nam sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:Giữ vai trò trung tâm trong việc điều phối chiến lược các nhiệm vụ hiện tại và tương lai của các cơ quan thành viên CEOS, tiếp tục hỗ trợ Nhóm quan sát Trái đất (Group on Earth Observations – GEO); Phối hợp với Chủ tịch Nhóm thực hiện chiến lược (SIT) và Ban Thư ký (SEC) để xây dựng, kết nối và mở rộng thành viên cũng như thu hút các đóng góp vào các hoạt động quan sát Trái đất của CEOS.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ điều phối các hoạt động hỗ trợ như: GEO, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thiên tai, Công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học, Hệ thống quan sát khí hậu, đại dương và mặt đất trên toàn cầu, Nhóm các quốc gia phát triển G-8, G-20…

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
5 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm Chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất 2019, Việt Nam đưa 2 sáng kiến mới