Mới đây, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) đã đưa ra một loạt những cuộc tham vấn nhằm đưa ra các phương thức bảo đảm những người tị nạn thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới) có thể tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết nếu vấp phải nạn kỳ thị và phân biệt đối xử.

LHQ kêu gọi bảo vệ những người tị nạn LGBT nhân Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT

Chí Thiện | 17/05/2019, 06:30

Mới đây, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) đã đưa ra một loạt những cuộc tham vấn nhằm đưa ra các phương thức bảo đảm những người tị nạn thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới) có thể tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết nếu vấp phải nạn kỳ thị và phân biệt đối xử.

Năm nay, LHQ đã chọn chủ đề cho Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT 17.5 là “Công bằng và bảo vệ cho tất cả”.

Cuộc tham vấn đầu tiên với các tổ chức và nhà hoạt động nhân quyền đã diễn ra vào ngày 16.5 tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Những cuộc tham vấn còn lại sẽ diễn ra ở các khu vực khác nhau trên thế giới trong những tháng tới.

“UNHCR đã làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng những người xin tị nạn và những người tị nạn thuộc cộng đồng LGBTI được bảo vệ mọi lúc mọi nơi, thế nhưng chúng tôi cần phải huy động thêm. Đây là lý do tại sao việc tổ chức những buổi tham vấn rất quan trọng. Bởi chúng tôi muốn tận dụng kiến thức chuyên môn của các cá nhân và tổ chức chuyên về chủ đề này”, Filippo Grandi -trưởng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn -cho biết.

Trên thế giới hiện vẫn còn hơn 70 quốc gia hình sự hóa đồng tính luyến ái. Hàng trăm triệu người LGBT tiếp tục và thường xuyên trải qua các hành vi vi phạm nhân quyền và đàn áp nghiêm trọng tại quê hương của mình. Chính vì thế, họ buộc phải tìm kiếm sự an toàn và bảo vệ ở nước ngoài nhưng điều đó đôi khi sẽ khiến họ phải đối mặt với những rủi ro tương tự hoặc thậm chí lớn hơn.

“Điều quan trọng là chúng tôi tạo ra không gian an toàn cho người tị nạn và người tị nạn LGBTI để họ không cần phải che giấu xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới nhằm tự bảo vệ mình”, Filippo Grandi nói. Ông cũng lưu ý rằng trong những năm qua, UNHCR đã đầu tư phát triển, đào tạo, hướng dẫn và cung cấp công cụ cho các nhân viên của mình xoay quanh LGBT.

UNHCR lưu ý rằng đã có nhiều ví dụ đáng khích lệ về lĩnh vực này trong những năm gần đây. Chẳng hạn như UNHCR đã làm việc với các nhà lãnh đạo LGBTI ở Châu Phi để tăng cường tiếp cận và giới thiệu các dịch vụ, xây dựng mạng lưới gồm nhiều chủ lao động nhằm tạo sinh kế cho người tị nạn LGBTI ở Châu Mỹ cũng như thành lập các nhóm hỗ trợ thanh niên LGBTI ở khu vực Trung Đông.

“Những nỗ lực này cũng phải được phản ánh trong lực lượng lao động của chúng tôi. Những người LGBT làm việc cho UNHCR phải cảm thấy an toàn và không sợ bị phán xét hay phân biệt đối xử, và tự tin rằng họ được cung cấp các cơ hội nghề nghiệp bình đẳng và sự hỗ trợ cần thiết”, Flippo Grandi nói.

“Cuộc chiến giành quyền cho cộng đồng LGBTI liên quan đến tất cả chúng ta. Đó là cuộc chiến bảo vệ cho sự đa dạng của nhân loại. Tất cả mọi người nên đóng một vai trò tích cực trong việc chống lại nạn kỳ thị LGBT”, ông nói thêm.

Ngày 17.5.1990, tổ chức Y tế thế giới WHO đã loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách những căn bệnh tâm thần. Kể từ đó về sau, cộng đồng LGBT đã ăn mừng sự kiện này bằng hàng loạt hoạt động diễn ra trên khắp thế giới với mục tiêu kêu gọi quyền bình đẳng cho LGBT.

Tuy nhiên, mãi đến 2014, 17.5 mới chính thức được thừa nhận là “Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT” bởi LHQ.

Mai Thảo (theo UN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
LHQ kêu gọi bảo vệ những người tị nạn LGBT nhân Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT