Các quan chức Ukraine cho biết, một vụ cháy rừng đã gây ra sự rò rỉ phóng xạ ở vùng hạn chế quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vốn đã hết sử dụng, nhưng là hiện trường của thảm họa hạt nhân tệ hại nhất trong lịch sử loài người.

Lò hạt nhân Chernobyl lại phóng xạ sau vụ cháy rừng

06/04/2020, 10:46

Các quan chức Ukraine cho biết, một vụ cháy rừng đã gây ra sự rò rỉ phóng xạ ở vùng hạn chế quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vốn đã hết sử dụng, nhưng là hiện trường của thảm họa hạt nhân tệ hại nhất trong lịch sử loài người.

Máy đo Geiger chỉ mức phóng xạ ở nơi cháy rừng - Ảnh: AP

Ông Yegor Firsov, lãnh đạo Cơ quan giám sát môi trường nhà nước Ukraine viết trên Facebook hôm 5.4: “Tin xấu, phóng xạ trên mức bình thường ở trung tâm vụ cháy”.

Ông Firsov còn cho biết vụ cháy lan khoảng 100 hecta cánh rừng. Theo hãng tin AP thì chưa thể xác định rõ sự khác biệt giữa tuyên bố của ông với của Cơ quan Tình trạng khẩn cấp Ukraine, nơi cho biết có đến 2 vụ cháy rừng ở xung quanh Chernobyl, gồm một vụ cháy trên 5 hecta và vụ còn lại trên 20 hecta.

Ông Firsov còn đăng kèm một vidéo chiếu máy đếm Geiger, cho thấy mức phóng xạ cao hơn mức bình thường những 16 lần. Nhưng Cơ quan Tình trạng khẩn cấp nói mức phóng xạ ở thủ đô Kiev (cách Chernobyl 100 km về phía nam) vẫn bình thường.

Qua sáng 5.4, vụ cháy rừng đã giảm hạ, không ghi nhận mức phóng xạ trong không khí tăng, theo một tuyên bố của Cơ quan Tình trạng khẩn cấp. Hôm trước, Cơ quan này lại nói sự tăng phóng xạ ở vài khu vực dẫn đến “những khó khăn” trong việc chống cháy, đồng thời nhấn mạnh người dân sống ở khu vực lân cận không bị nguy hiểm.

Chính quyền Ukraine đã cử hai máy bay, một trực thăng và khoảng 100 lính chữa cháy đến chống vụ cháy rừng vốn bùng phát từ ngày 4.4, trong Khu vực Phải Tránh Xa Chernobyl có 2 diện tích 2.600 km 2. Khu vực này hầu như không có dân cư, dù khoảng 200 người vẫn ở lại bất chấp lệnh phải rời đi.

Khu vực này được lập sau vụ rò rỉ phóng xạ cách đây 34 năm: Cách đây hơn 30 năm, vào lúc 1 giờ 23 phút sáng 26.4.1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bất ngờ phát nổ.

Nguyên nhân là những thao tác kỹ thuật sai lầm trong buổi thử nghiệm độ an toàn. Sau vụ nổ, phần nhiên liệu hạt nhân của lò phản ứng còn tiếp tục cháy hơn 10 ngày sau đó. Lực lượng cứu hỏa và cứu hộ đã phải dùng trực thăng đổ hàng ngàn tấn cát, đất sét và chì xuống khu vực bị nổ để khống chế tình trạng rò rỉ phóng xạ.

Sau này đã có những nhận định rằng ban đầu chính quyền Liên Xô giấu nhẹm vụ tai nạn chết người vì nhiễm phóng xạ này. Năm 1998, chính quyền Ukraine cho biết khoảng 12.500 người chết trong số những nhân công tham gia xử lý thảm họa. Đến tháng 9.2005, một báo cáo của LHQ cho biết có 3 quốc gia chịu ảnh hưởng phóng xạ nhất có 4.000 người chết hoặc sắp qua đời do liên quan thảm họa.

Báo cáo này đã bị chỉ trích dữ dội, vì bị cho rằng đã làm giảm nhẹ quy mô thiệt hại. Năm 2006, tổ chức phi chính phủ Hòa Bình Xanh công bố con số 100.000 ngườu chết vì liên quan thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Hậu quả nguy hiểm là trong suốt 10 ngày sau đó, lò phản ứng này phun trào phóng xạ độc hại gây ô nhiễm tới 3/4 khu vực châu Âu.

Giới chức địa phương cũng đã sơ tán khoảng 116.000 người ra khỏi “khu vực đặc biệt” có bán kính lên đến 30km từ nơi xảy ra vụ nổ.

3 lò phản ứng còn lại của Chernobyl tiếp tục phát điện, cho đến khi nhà máy này chính thức đóng cửa năm 2000. Qua năm 2016, một mái vòm bảo vệ khổng lồ được “phủ” lên lò phản ứng số 4.

Mỹ Trinh (theo AP, Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lò hạt nhân Chernobyl lại phóng xạ sau vụ cháy rừng