Thời gian qua, nhiều vụ việc doanh nghiệp bôi trơn lãnh đạo hải quan - thuế, điển hình nhất là gần đây nghi vấn về Công ty Tenma hối lộ hơn 5 tỉ đồng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề bôi trơn vẫn còn hiện hữu rất nhiều ở ngành thuế và hải quan, làm thất thu ngân sách Nhà nước và tiền của người dân.

Lỗ hổng bôi trơn ở 'cổng' Thuế, Hải quan

29/05/2020, 11:52

Thời gian qua, nhiều vụ việc doanh nghiệp bôi trơn lãnh đạo hải quan - thuế, điển hình nhất là gần đây nghi vấn về Công ty Tenma hối lộ hơn 5 tỉ đồng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề bôi trơn vẫn còn hiện hữu rất nhiều ở ngành thuế và hải quan, làm thất thu ngân sách Nhà nước và tiền của người dân.

Cán bộ Hải quan kiểm tra doanh nghiệp - Ảnh: Internet

Mấy ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ nghi vấn Công ty Tenma Việt Nam hối lộ cán bộ thuế, hải quan hơn 5 tỉ đồng để trốn đóng 400 tỉ đồng thuế mà các hãng thông tấn Nhật đưa tin.

Ngoài ra, còn nhiều vụ việc khác như: Cán bộ Hải quan tiếp tay cho doanh nghiệp buôn lậu ở Quảng Nam; Hay Cán bộ Thuế Bình Định “tiếp tay” cho doanh nghiệp hoàn thuế sai thuế, gây thiệt hại ngân sách hơn 13 tỉ đồng...

Việc lãnh đạo thuế và hải quan "đi đêm" cùng nhau, tư lợi cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến danh dự, hình ảnh của một ngành, hay của một địa phương mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Những vụ việc trên cho thấy, có những kẽ hở trong công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế và hải quan. Bên cạnh đó, việc giám sát hoạt động công vụ của các cán bộ, công chức thuế, hải quan cũng đang có vấn đề.

Một khảo sát của VCCI tại các doanh nghiệp về việc có phải chi trả chi phí ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hay không. Kết quả cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp phải chi tiền "bôi trơn" vẫn khá cao. Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI, có tới 28% doanh nghiệp dịch vụ logistics cho biết phải trả chi phí ngoài quy định. Có sự phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp nếu không chi trả các chi phí ngoài quy định.

Trong số các doanh nghiệp nhận thấy bị phân biệt đối xử, hình thức phổ biến nhất là kéo dài thời gian làm thủ tục. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị gây khó khăn trong lần làm thủ tục sau. Các hình thức phân biệt khác bao gồm yêu cầu giấy tờ, chứng từ không theo quy định và thái độ không văn minh lịch sự

Về vấn đề này, ông Hoàng Văn Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, thừa nhận ở một số nơi, một số cán bộ, công chức chưa thực hiện nghiêm các quy định, vẫn để xảy ra "việc này việc kia".

Với ngành thuế, đại diện VCCI cho biết vẫn còn tình trạng bị thanh tra, kiểm tra quá nhiều nên trong quá trình thanh tra phải chi thêm nhiều khoản chi cho các cán bộ thuế để không bị "hành", ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

"Có tới 30% cho rằng khi đến doanh nghiệp thực hiện thanh, kiểm tra thuế, cán bộ thuế dường như chỉ chăm chăm tìm ra lỗi sai phạm để xử phạt chứ không phải nhằm mục đích hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp", ông Đậu Anh Tuấn cho biết.

Có thể nói, những vụ việc như Công ty Tenma hối lộ đang ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt hiện nay được xem là "cơ hội vàng" của Việt Nam khi nhiều doanh nghiệp trên thế giới chuyển dịch hướng đầu tư từ Trung Quốc và nhiều quốc gia khác sang Việt Nam sau đại dịch COVID-19.

Nói về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng dù vụ việc Công ty Tenma vẫn đang là nghi vấn, nhưng đây cũng là yếu tố để Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đón làn sóng đầu tư FDI sắp tới. Vị chuyên gia này cho rằng Việt Nam tuy có tiến bộ nhưng xếp hạng về tham nhũng trên thế giới còn rất thấp.

"Báo cáo của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam VCCI về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho biết, khoảng 54% doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chi trả ngoài pháp luật để bôi trơn. Tất cả những cái đó sẽ là điều để Việt Nam có thái độ khách quan, tích cực đón nhận những thông tin như trên để xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật", TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này đề xuất trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19, muốn khôi phục nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, việc đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính quan trọng hàng đầu. Công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc, đây là cơ hội để Việt Nam đưa ra lời mời chào đến các doanh nghiệp này. Nếu không có hành động cụ thể, Việt Nam khó có thể thu hút các tập đoàn lớn ở các nước tiên tiến ở châu Âu, Mỹ.

Trao đổi với báo chí ngày 28.5 về vấn đề liên quan đến vụ việc nghi vấn Công ty TNHH Tenma Việt Nam hối lộ công chức ngành thuế, hải quan, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã tập trung nói về các giải pháp kiểm soát nội bộ trong ngành thuế, hải quan để tránh hiện tượng tiêu cực như trên.

Bộ trưởng Tài chính cho biết ngành đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương và lấy dẫn chứng về việc Bộ đã triển khai luân chuyển luân phiên vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ năm 2014. "Bình thường một năm trên dưới 10.000 lượt cán bộ phải chuyển đổi vị trí công tác. Quy định rõ ràng, vị trí nào 2 năm, 3 năm, 4 năm là phải chuyển đổi, cho nên rất thường xuyên", Bộ trưởng cho hay.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lỗ hổng bôi trơn ở 'cổng' Thuế, Hải quan